Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập - Phạm Lê Minh Hân - 43K13.1 (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu của đề tài

2.1 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế theo pháp

2.1.2.2 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo quy định của BLTTDS 2015, bao gồm các giai đoạn khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử, hoà giải, đưa vụ án ra xét xử, xét xử sơ thẩm, kháng cáo, kháng nghị, xét xử phúc thẩm và giải quyết đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

* Về khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế theo pháp luật

Điều 186, BLTTDS 2015 quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tồ án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

25

Trong vụ án tranh chấp thừa kế theo pháp luật, khi tranh chấp xảy ra nhưng không thể tự thương lượng, thống nhất được với nhau thì có thể nộp đơn khởi kiện u cầu Tồ án có thẩm quyền giải quyết mâu thuẫn về quyền thừa kế hoặc mâu thuẫn khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo quy định của pháp luật TTDS. Đây là hành vi đầu tiên đồng thời là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật TTDS. Chỉ sau khi có đơn khởi kiện thì Tồ án mới tiến hành xem xét, thụ lý vụ án.

Người khởi kiện phải đảm bảo làm đơn khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật về mẫu đơn khởi kiện, nộp kèm theo đơn là tài liệu chứng cứ, bao gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay khơng cơng chứng, chứng thực, biên bản hịa giải và các chứng cứ liên quan khác có giá trị chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.

Nếu thấy đơn khởi kiện khơng có đủ các nội dung quy định tại Khoản 4, Điều 184 BLTTDS 2015 thì Tồ án thơng báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định pháp luật TTDS.

* Về thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế theo pháp luật

Các điều kiện thụ lý vụ án gồm:

+ Chủ thể khởi kiện: Cá nhân khi khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế theo pháp luật phải có năng lực hành vi TTDS đầy đủ đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm hoặc tranh chấp.

Đối với những cá nhân tuy có quyền lợi bị xâm phạm hoặc tranh chấp nhưng khơng có đủ năng lực hành vi TTDS để khởi kiện thì có thể thơng qua người đại diện hợp pháp của mình khởi kiện vụ án.

+ Thẩm quyền: Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án như đã trình bày ở mục 2.1.2.1

+ Thời hiệu khởi kiện: Là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu TAND giải quyết vụ án để bảo vệ quyền lợi của mình. Căn cứ Khoản 1, Điều 184 của BLTTDS năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được

thực hiện theo quy định của BLDS”. Khoản 1, Điều 154 BLDS năm 2015 quy định “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Điều 623, BLDS 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

26

Sau khi nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp thông qua các phương thức tại khoản 1, Điều 190, BLTTDS 2015 thì Tồ án phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình

- Nếu nhận thấy vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tồ án tiến hành chuyển đơn khởi kiện cho Tồ án có thẩm quyền và thơng báo cho người khởi kiện.

- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

* Về chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp thừa kế theo pháp luật

Thẩm quyền và trách nhiệm của Toà án trong giải quyết vụ án được chính thức xác nhận kể từ khi Tồ án thụ lý vụ án. Nếu q trình hịa giải tại Tồ án khơng thành, Tồ án phải củng cố, hoàn thiện hồ sơ để chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử.

Các công việc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử này bao gồm: phân công thẩm phán giải quyết vụ án, thông báo việc thụ lý vụ án, lập hồ sơ vụ án, tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.

Sau khi lập hồ sơ vụ án, hịa giải vụ án khơng đạt kết quả (đối với vụ án phải hịa giải) và khơng có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì Tồ án phải quyết định đưa vụ án ra xét xử. Căn cứ vào quyết định này, Toà án triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia phiên toà.

* Phiên toà sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS 2015, phiên toà phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên toà trong trường hợp phải hỗn phiên tồ. Thành phần tham gia phiên toà được quy định từ Điều 199 đến Điều 207 BLTTDS 2015, bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người làm chứng; người giám định và người phiên dịch. Ngoài ra, Điều 21 Bộ luật này quy định về việc Viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia phiên toà đối với những vụ án do Toà án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản cơng, lợi ích cơng cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.

* Các giai đoạn khác của quá trình tố tụng sẽ được thực hiện theo quy định chung khi giải quyết một vụ án dân sự.

27

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập - Phạm Lê Minh Hân - 43K13.1 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)