Chương 6 KỸ THUẬT VẬN HÀNH VÀ VẬN CHUYỂN MÁY XÚC
1. Kỹ thuật vận hành máy xúc
1.1. Khởi động máy.
Trước khi khởi động máy người thợ máy phải chú ý xem xét máy móc và tin chắc là máy móc khơng có hỏng hóc thì mới được phép khởi động máy.
Khi khởi động động cơ và các bộ phận khác, người thợ máy phải bật các tín hiệu đề phịng, các cần điều khiển ở vị trí trung gian.
Khi khởi động động cơ đốt trong trực tiếp bằng tay quay để tránh bị đánh trả ở kỳ nén của pít tơng phải nắm tay quay khởi động sao cho các ngón tay nằm cùng về một phía.
Khi khởi động động cơ đốt trong bằng dây mềm thì khơng được quấn dây vào tay, đề phòng tránh động cơ nổ ngược gây tai nạn lao động.
Khi khởi động động cơ bằng động cơ điện phải tuân thủ theo quy trình, khơng được giữ khóa điện ở nấc “Start” lâu q 5 giây, không đề máy quá 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau là 3 phút.
1.2. iều khiển một số lo i máy xúc thường dùng.
Để điều khiển máy xúc thực hiện các thao tác trong quá trình làm việc người thợ lái máy tác dụng và các tay điều khiển để điều khiển các thao tác tương ứng.
* Sơ đ vị trí điều khiển các thao tác của một số loại máy xúc thủy lực.
a. Máy xúc sử dụng tay lái thuận.
- Tay số 1:
A - Duỗi tay gầu B – Co tay gầu. C – Quay trái. D – Quay phải
Hình 6.1 – Sơ đồ thiết bị điều khiển máy xúc tay lái thuận. - Tay số 2: E – Hạ cần gầu F – Nâng cần gầu G – Co gầu H – Duỗi gầu.
- Tay số 3 và 4 (dùng để di chuyển máy): Đẩy về phía trước máy tiến về phía
trước, kéo về phía sau máy lùi về phía sau.
b. Máy xúc sử dụng tay lái nghịch.
Hình 6.2 – Sơ đồ thiết bị điều khiển máy xúc tay lái nghịch
- Tay số 1:
A – Quay trái B – Quay phải C – Duỗi tay gầu D – Co tay gầu
- Tay số 2:
E – Hạ cần gầu F – Nâng cần gầu G – Co gầu
H – Duỗi gầu.
- Tay số 3 và 4 (dùng để di chuyển máy): Đẩy về phía trước máy tiến về phía
trước, kéo về phía sau máy lùi về phía sau.