Hình 41. Sơ đồ mạch điện cảm biến nhiệt
Tác dụng linh kiện:
- Trong mạch có một số linh kiện sau: Cảm biến nhiệt độ, biến trở (VR1), IC
LM741, Transistor C2383 và rơ le (RL1), Đi ôt, các điện trở.
- IC LM741: là IC làm nhiệm vụ so sánh tín hiệu.
- VR1, R2, R3: tạo điện áp chuẩn đưa vào mạch so sánh trong đó VR1 điều chỉnh
độ nhạy.
- R1: Cùng với nội trở của cảm biến tạo thành mạch phân áp đưa ra giá trị điện
áp trên R3 để đưa vào so sánh với điện áp chuẩn.
- R4, R5: Cấp tín hiệu điều khiển cho Q1
Điện tử chuyên nghành lạnh
Nguyễn Trường Sanh 49
- Q1: Đóng vai trị khóa chuyển mạch cấp dịng cho cuộn hút của Rơle.
- D1: Bảo vệ cho Q1 (ngắn mạch dịng phóng của cuộn Rơle khi Q1 ngắt).
- Rơle: Đóng mở tiếp điểm cung cấp điện cho tải.
PHÂN TÍCH MẠCH ĐIỆN:
- Nguyên lý làm việc:
- Khi điện trở quang bị tác động từ bên ngoài kết hợp với R1 tạo thành mạch phân
áp đưa tín hiệu về chân 2 (đầu vào đảo) của IC LM741.
- R2 kết hợp với VR1, R3 tạo ra mạch phân áp và đưa điện áp đã được phân áp vào
chân 3 (đầu vào ko đảo) của IC LM741.
- Như trong mạch IC LM741 sẽ làm chức năng so sánh điện áp giữa chân 2 và chân
3 của IC LM741. Khi điện áp ở chân 2 > chân 3 thì đầu ra 6 sẽ lên mức 1. Ngược lại điện áp chân 2 < chân 3 thì đầu ra chân 6 sẽ xuống mức 0.
- Khi chân 6 lên mức 1 sẽ kích mở cho Q1 và làm rơle hoạt động chuyển các cặp
tiếp điểm từ thường đóng sang mở, từ thường mở sang đóng. Khi chân 6 xuống 0 thì Q1
ko hoạt động và rơle cũng ko có hoạt động đóng mở.
Hình 42 Hình ảnh cảm biến nhiệt thực tế ở điều hòa nhiệt độ
Sau khi quạt dàn lạnh, cánh vẫy hoạt động thì vi điều khiển sẽ lấy tín hiệu từ các sensor về để kiểm tra và so sánh nhiệt độ cài đặt để có quyết định đóng block hay tắt block.
Hình 43. Cảm biến nhiệt độ phịng vị trí thực tế
Cịn cảm biến nhiệt độ dàn lạnh kiểm tra nhiệt độ dàn, để biết được block và hệ thống làm lạnh có vấn đề gì hay khơng.
Điện tử chuyên nghành lạnh
Nguyễn Trường Sanh 50
Hình 44. Đấu trạm cảm biến nhiệt độ phịng vị trí thực tế.
Lúc bình thường ta tháo 2 sensor ra và đo áp trên giắc thì mỗi giắc ta đều đo được 5V. Khi ta cắm sensor vào thì ta đo thấy sụt áp đi. Vi điều khiển nhận biết nhiệt độ nhờ vào điện áp vào thay đổi, vì mạch cảm biến sensor là mạch cầu phân áp, chiếu theo công thức mạch cầu phân áp thì sensor chính là R2, khi R2 thay đổi thì áp VOUT thay đổi theo, vi điều khiển nhận áp VOUT này và thấy sự thay đổi sẽ biết nhiệt độ tại dàn lạnh và phòng. Khi nhiệt độ phòng lớn hơn nhiệt độ cài đặt thì vi điều khiển cho lệnh cấp điện ra máy nén để giảm nhiệt độ phịng.
Hình 45. Điều khiển Relay cơng suất QUI TRÌNH THỰC HIỆN:
- Chuẩn bị phòng thực tập (làm vệ sinh sạch sẽ phòng thực tập).
- Tập kết dụng cụ làm việc, thiết bị đo, linh kiện đúng vị trí.
- Kiểm tra sơ bộ thiết bị đo và các linh kiện.
Điện tử chuyên nghành lạnh
Nguyễn Trường Sanh 51
- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra kết quả thực hành, và nhận xét.
- Học sinh theo dõi hướng dẫn và thực hành.
- Thu dọn vật tư, thiết bị đo về đúng vị trí ban đầu.
- Dọn vệ sinh phòng thực hành.