MÁY PHÁT ĐIỆN MỘT CHIỀU

Một phần của tài liệu Giáo trình Máy điện (Ngành CN Kỹ thuật ĐiệnĐiện tử – Trình độ Cao đẳng) (Trang 61 - 62)

1. Đại cương:

Tùy theo cách kích thích cực từ chính, máy phát điện một chiều được phân loại như sau:

 Máy phát điện một chiều kích từ độc lập:

Bao gồm máy phát kích thích bằng nam châm vĩnh cửu ( công suất nhỏ) và máy phát kích thích điện từ ( có dây quấn kích thích lấy dịng điện từ bình ắcquy, lưới điện một chiều … )

 Máy phát điện một chiều tự kích thích:

Có dịng điện kích thích lấy từ bản thân máy phát điện. Tùy theo cách nối các dây quấn kích thích, ta có:

o Máy phát điện một chiều kích thích song song. o Máy phát điện một chiều kích thích nối tiếp. o Máy phát điện một chiều kích thích hỗn hợp.

2. Các đặc tính của máy phát điện một chiều:

Máy phát điện một chiều có bốn đại lượng đặc trưng là U, Iư, It và n. Trừ tốc độ n được động cơ sơ cấp giữ khơng đổi, ba đại lượng cịn lại là những đại lượng biến thiên có liên hệ chặt chẽ với nhau.

Ta có các đặc tính sau đây:

 Đặc tính khơng tải : U0 = E = f(It) khi I = 0, n = const;  Đặc tính ngắn mạch : In = f(It) khi U = 0, n= const;

 Đặc tính ngồi : U = f(I) khi It = const, n = const;  Đặc tính tải : U = f(It) khi Iư = const, n = const;

 Đặc tính điều chỉnh : It = f(Iư) khi U = const, n = const.

3. Máy phát điện một chiều làm việc song song:

 Điều kiện làm việc song song của máy phát điện một chiều:

Giả sử ta có hai máy phát điện một chiều I và II, trong đó máy phát điện I đã làm việc với một tải I nào đó. Muốn ghép máy phát II vào làm việc song song với máy phát I cần phải giữ đúng các điều kiện sau:

- Điều kiện cùng cực tính, nghĩa là phải nối cực dương của máy II vào cực dương của thanh góp và cực âm vào cực âm của thanh góp.

- Sức điện động của máy phát II phải bằng điện áp U của thanh góp.

- Nếu những máy làm việc song song thuộc loại máy phát kích thích hỗn hợp thì cần có điều kiện thứ ba: nối dây cân bằng giữa các điểm m và n.

Nếu muốn chuyển tải hoàn toàn từ máy phát I sang máy phát II chỉ việc tiếp tục tăng E2 và giảm E1 đồng thời cho đến khi E1 = U. Lúc đó máy II hồn tồn đảm nhiệm tải và có thể tách máy I ra khỏi lưới điện. Chú ý rằng nếu giảm It1 quá nhiều thì E1 < U và máy I sẽ làm việc ở chế độ động cơ điện tiêu thụ công suất điện lấy từ máy phát II. Nếu động cơ sơ cấp là động cơ nhiệt hoặc động cơ thủy lực thì khơng cho phép làm việc ở chế độ đó vì sẽ gây ra hư hỏng động cơ sơ cấp. Việc điều chỉnh các dịng điện kích thích It1 và It2 phải tiến hành rất chậm và liên tục, vì một sự thay đổi nhỏ của các dịng điện đó sẽ làm cho các dịng điện I1 và I2 thay đổi rất nhiều.

Một phần của tài liệu Giáo trình Máy điện (Ngành CN Kỹ thuật ĐiệnĐiện tử – Trình độ Cao đẳng) (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)