b Cách vẽ hình chiếu của ổ đỡ trục: (Hình 4 17 ).
1.6.3. Tổng hợp lại ta hình dung được tồn bộ hình dạng của nắp ổ trục như:
Căn cứ theo hai hình chiếu vng góc đã cho để vẽ hình chiếu thứ ba của vật thể là một phương pháp kiểm tra bản vẽ. Để vẽ hình chiếu thứ ba trước hết phải đọc bản vẽ và hình dung được hình dạng của vật thể. Sau đó căn cứ vào sự phân tích hình dạng ta lần lượt vẽ hình chiếu thứ ba của từng phần. ( Hình 4 - 22 )
Hình 4 – 22
* Ví dụ 2 : Đọc bản vẽ của Gối đỡ ( Hình 4 - 23).
Căn cứ theo ba hình chiếu, chia vật thể thành ba phần
Phần ổ ở trên dạng hình hộp giữa, có rãnh nửa hình trụ.( hình 4 - 24a) Phần sườn ở hai bên, dạng khối lăng trụ đáy tam giác .( hình 4 - 24b) Phần đế ở dưới, dạng hình hộp có lỗ hình trụ ở hai bên và có gờ hình hộp ở phía trước .( hình 4 - 24c)
Kết quả là hình dung ra ổ đỡ như hình chiếu trục đo ( Hình 4 - 25)
Hình 4 - 23
.
Hình 4 - 24
-
- Hình 4 - 26 là hình chiếu trục đo của gối đỡ.
Hình 4 - 25 Hình 4 - 26
2. Hình cắt
Mục tiêu:
- Vẽ được hình cắt của vật thể một cách hợp lý, đọc được bản vẽ, phát hiện được sai sót trên bản vẽ đơn giản.
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và sáng tạo trong học tập.
Như chúng ta đã biết, đối với vật thể có các cấu tạo bên trong như lỗ, ranh, khoang rỗng…Nếu dùng hình chiếu để biểu diễn thì sẽ có nhiều nét đứt, như vậy các cấu tạo bên trong của vật thể sẽ thể hiện khơng được rõ ràng. Do đó trong vẽ kỹ thuật thường dùng một loại hình biểu diễn khác để thể hiện cấu tạo bên trong của vật thể . Đó là hình cắt và mặt cắt.
TCVN 8 – 44: 2003 ( ISO 128 – 40: 2001 ) qui định các qui tắc về biểu diễn hình cắt và mặt cắt dùng cho bản vẽ cơ khí.