2. Nội dung chương: An toàn điện 1 Ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thểcon ngườ i.
2.4. Các biện pháp sơ cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật 1 Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
2.4.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- Tốt nhất là tức khắc cắt điện bằng những thiết bịđóng cắt gần nhất như: Cầu dao, áp tơ mát, cơng tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm …
- Khi cắt điện cần phải chú ý:
- Nếu mạch điện bị cắt sẽ mất ánh sáng thì phải chuẩn bị ngay nguồn ánh sáng khác để thay thế
- Nếu người bị nạn ởtrên cao thì phải có phương tiện hứng đỡ.
Hình 3.3: Quy trình sửlý khi gặp người bị điện giật. a) Các phương pháp cấp cứu khi nạn nhân chưa mất tri giác
- Phải đưa nạn nhân đến chỗthống khí
- Nới lỏng quần áo, thắt lưng và chăm sóc theo dõi - Khẩn cấp đi mời cán bộ y tế gần nhất đế cấp cứu.
- Trường hợp khơng có y sĩ, bác sĩ thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất.
b) Nạn nhân mất tri giác, nếu nạn nhân mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu: - Phải nhanh chóng đưa nạn nhân đếnơi thống khí.
- Nới rộng quần áo, thắt lưng.
- Đồng thời moi trong miệng nạn nhân xem có đờm, máu, nơn … để lấy ra. - Sau đó xoa nóng người nạn nhân, đồng thời khẩn trương đi mời cán bộ y tế. c) Nạn nhân đã tắt thở: Tim ngừng đập, toàn thân bị co giật.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi thống khí. - Nới lỏng quần áo, thắt lưng.
- Lấy đờm, dãi,... Trong miệng ra.
- Sau đó làm hơ hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngồi lồng ngực cho đến khi nào có bác sĩ, y sĩ đến và cho ý kiến quyết định mới thôi.