Xoa bóp tim ngồi lồng ngực

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn điện (Nghề Điện công nghiệp Trung cấp) (Trang 38)

2. Nội dung chương: An toàn điện 1 Ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thểcon ngườ i.

2.3.4.Xoa bóp tim ngồi lồng ngực

Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngồi lồng ngực.

Hình 3.8: Cấp cứu người bị điện giật bằng xoa bóp tim lồng ngực

Cách xoa bóp tim ngồi lồng ngực: để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4-5 bên ngực trái, từ từấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻsơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻsơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.

* Kết luận

- Cứu người bị tai nạn điện là một công việc khẩn cấp - Làm càng nhanh càng tốt.

- Tuỳ theo hoàn cảnh mà áp dụng phương pháp cứu chữa cho thích hợp. - Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để xử lý.

- Chỉ được phép coi như người bị nạn đã chết khi đã có bằng chứng rõ ràng như vỡ sọ, cháy tồn thân, hay có quyết định của y, bác sỹ, nếu khơng thì phải kiên trì cứu chữa.

2.5. Các bin pháp bo van tồn cho người và thiết b khi s dụng điện. 2.5.1. Các quy tắc chung đểđảm bảo an toàn điện.

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn điện (Nghề Điện công nghiệp Trung cấp) (Trang 38)