3.2. Giải pháp hạn chế RRTD tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh HN
3.2.6. Nâng cao chiến lược hoạt động của ngân hàng
a/ Mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán rủi ro
Hiện nay, phạm vi hoạt động tín dụng của NH còn hẹp, phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước, vốn cho vay lớn nhưng chưa năng động. Các NHTM cần phải mở rộng quan hệ tín dụng với tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh.
Biện pháp phân tán rủi ro là tránh tập trung quá lớn vào một lĩnh vực đầu tư, vào một mặt hàng khơng có sức mạnh cạnh tranh…để đến khi doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ thì ngân hàng cũng khơng phải chịu ảnh hưởng lớn. Vì thế các NHTM phải phân tán rủi ro bằng cách cho vay vào nhiều đối tượng, nhiều khách hàng khác nhau với nhiều lĩnh vực khác nhau
b/ Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ tín dụng, danh mục đầu tư
Đây là biện pháp nhằm phân tán rủi ro đã được các Ngân hàng trên thế giới áp dụng một cách có hiệu quả. Các NHTM Việt Nam có đến 90% tài sản nợ là đầu tư trực tiếp nên có khả năng rủi ro rất cao. Vì thế muốn hạn chế RRTD thì đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tín dụng cần được coi trọng. Có đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tín dụng thì Ngân hàng mới có thêm lợi nhuân mà các dịch vụ đem lại.
Muốn đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thì các Ngân hàng thương mại phải tăng cường các trang thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy Fax cũng như cơ sở vật chất, thiết bị kho tàng. Đồng thời phải đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính thu thập thơng tin thị trường…cho cán bộ Ngân hàng.
Các Ngân hàng nên thiết lập mối quan hệ với trung tâm mô giới, tư vấn pháp luật…để chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Phải từng bước chuyển dịch cơ cấu vốn từ vốn bán lẻ sang vốn bán buôn, mở rộng và phát triển dịch vụ đã có như bao thanh tốn Quốc tế, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tê, thanh tốn L/C… Khi hình thành và phát triển những dịch vụ mới, Ngân hàng khơng những thích nghi với nhu cầu của q trình tái sản xuất mà bằng con đường đa dạng hóa việc cung ứng tín dụng sẽ thu hút được nhiều khách hàng, qua đó tăng thêm thu nhập cho mình mà có nguồn nhất định để bù đắp rủi ro tín dụng ma Ngân hàng gặp phải. Tuy nhiên, muốn đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng địi hỏi các Ngân hàng phải có khoản chi phí lớn.
c/ Duy trì, củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, thực hiện chiến lược khách hàng lâu dài
Ngân hàng đã có một số khách hàng có quan hệ lâu dài. Để củng cố quan hệ tín dụng Ngân hàng cần tăng cường mở rộng đầu tư tín dụng cho họ, tạo điêù kiện thuận lợi cho khách hàng đầu tư kinh doanh không chỉ trong lĩnh vực đầu tư tín dụng mà cả trong các lĩnh vực dịch vụ khác như: bảo lãnh,
thanh toán quốc tế... Một mặt Ngân hàng giúp đỡ tạo điều kiện cho khách hàng của mình theo khả năng của Ngân hàng, mặt khác đề xuất với trung ương sửa đổi một số vấn đề trong cơ chế, chính sách theo hướng tạo thuận lợi cho khách hàng để khách hàng yên tâm vay vốn của Ngân hàng sản xuất kinh doanh.
Các quan hệ khách hàng giúp cho Ngân hàng có thể huy động vốn từ họ và giảm được các chi phí tìm hiểu, đánh giá khách hàng. Đây là cách tốt nhất để thu thập thông tin đầy đủ tin cậy và là cơ sở cho Ngân hàng tiết kiệm chi phí cho việc thẩm định, sàng lọc thông tin, giám sát khách hàng, tránh các rủi ro về đạo đức, kế hoạch hố được nguồn vốn của mình kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng với mức lãi suất thấp hơn do giảm được chi phí. Nhờ đó, Ngân hàng sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng.
d/ Mở rộng dịch vụ tư vấn cho khách hàng
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đã phát triển, hệ thống thông tin đã rộng khắp, mạng lưới tin học đã đi sâu vào từng lĩnh vực, từng nghành nghề thì việc đáp ứng yêu cầu của con người trở nên cần thiết hơn. Ngân hàng là một trung gian tài chính có quan hệ giao dịch với mọi thành phần kinh tế trong xã hội, nắm bắt được những thông tin cập nhật, cũng như những trung tâm tư vấn khác tư vấn của ngân hàng là một lĩnh vực nhằm đánh giá, phân tích và dự báo các thơng tin về tình hình kinh tế xã hội, luật pháp, thị trường giá cảvà các thông tin về hoạt động Ngân hàng... có liên quan đến vấn đề đầu tư tín dụng giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất.
Cho tới nay, hầu hết các doanh nghiệp ít hiểu biết về các thể lệ, quy chế cho vay của NH. Vì vậy mà hoạt động đầu tư của NH còn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Để phổ biến rộng khắp, giải đáp những thông tin kinh tế xã hội và hướng dẫn KH hiểu biết về quy chế tín dụng, NH nên mở trung tâm dịch vụ tư vấn cho khách hàng, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, từng bước phát triển nhanh, đáp ứng kịp thời nhu
cầu thị trường. Đồng thời nâng cao lợi nhuận, giảm rủi ro cho NH.
3.2.7. Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra, kiểm sốt nội bộ.
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ giữ vai trị quan trọng đối với tất cả các NHTM. Đặc biệt đối với lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro như hoạt động tín dụng thì việc kiểm tra, kiểm sốt nội bộ đối với lĩnh vực này là khơng thể thiếu. Qua đó, có thể phát hiện những hạn chế, thiếu sót trong q trình tác nghiệp, đồng thời ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Để tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Hồn thiện quy trình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động tín dụng. Trong quy trình cần nêu các phương pháp kiểm tra cụ thể, đồng thời đối tượng kiểm tra cũng có tính bao qt, khơng tập trung vào một số hồ sơ tín dụng riêng lẻ mà phải khái qt được tồn bộ hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
- Nên bố trí, sắp xếp cán bộ làm cơng tác kiểm tra nội bộ có nhiều kinh nghiệm và có thâm niên trong lĩnh vực tín dụng.
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm cơng tác kiểm tra nội bộ. Do yêu cầu đặc thù của công việc, cán bộ kiểm tra nội bộ phải am hiểu sâu sắc các quy định, văn bản, chế độ pháp luật của ngành ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Vì vậy, việc bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kiến thức là yêu cầu bắt buộc đối với bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng
3.3.1. Kiến nghị với NHNo&PTNT VN
Với tư cách là đơn vị chủ quản và có đầy đủ phịng ban chun trách đảm nhiệm cơng tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro định hướng theo thông lệ quốc tế:
nghiên cứu nhằm bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.Đây sẽ là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNo&PTNT VN, từ đó có thể áp dụng phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.
- Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mơ hình lượng hố cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp, xây dựng mơ hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống.
NHNo&PTNT Việt Nam cần sớm xây dựng và đưa vào vận hàng hệ thống thơng tin quản lý đảm bảo tính cập nhật, chính xác và đầy đủ. Hệ thống này được tập trung tại Hội sở chính, kết nối trực tuyến với tất cả các chi nhánh trên cơ sở mạng máy tính nội bộ. Nội dung hệ thống này bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, hệ thống thơng tin này cịn cần phải phù hợp với các yêu cầu báo cáo chung của NHNN.
Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam cần tạo điều kiện cho các chi nhánh trong cơng tác đào tạo cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản lý RRTD nói riêng cũng như cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên môn, cung cấp nền tảng kiến thức tồn diện cho các cán bộ tín dụng.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
a/ Cần hoàn thiện một cách chặt chẽ các văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng.
Hiện nay việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro trong hoạt động tín dụng được thực hiện theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/4/2007.
Theo quyết định này, các khoản nợ thuộc nhóm 2 trích lập 10% dự phịng, nhóm 3 trích lập 20% dự phịng, nhóm 4 trích lập 50% dự phịng, nhóm 5 trích lập 100%. Việc qui định tỷ lệ trích lập dự phịng như trên là q cứng nhắc, kém linh hoạt, ví dụ như khơng có cơ sở gì để đảm bảo những khoản tín dụng cùng một nhóm có mức độ tổn thất như nhau.
Do các văn bản quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng chưa rõ ràng, chặt chẽ và thiếu linh hoạt. Điều này đã gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc xử lý nợ q hạn để làm lành mạnh hố tình hình tài chính của bản thân các ngân hàng. Chính vì vậy, việc hồn thiện các văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết.
b/ Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC).
Việc hình thành và phát triển hệ thống thơng tin tín dụng ngân hàng Việt Nam trong những năm qua là một bước đi khách quan tất yếu, phù hợp với tiến trình phát triển và đáp ứng địi hỏi của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, TTTD của Việt Nam mới ở giai đoạn đầu cịn có những khó khăn nhất định như chất lượng thơng tin chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời và chính xác. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp tích cực hơn nữa của NHNN và các NHTM để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hoạt động TTTD. NHNN cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng TTTD theo hướng:
+ Cần trang bị cho trung tâm CIC những thiết bị mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu về công việc như: xử lý và phân tích thơng tin một cách nhanh chóng, chính xác.
+ Cần phải đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại CIC khơng những về mặt nghiệp vụ mà cịn phải chú trọng đào tạo về tin học và ngoại ngữ.
+ Cần tuyên truyền để các NHTM nhận thức đúng về vai trị to lớn của trung tâm CIC từ đó các NHTM có sự hợp tác với trung tâm để chia sẻ thông tin.
c/ Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM. Cơng tác thanh tra là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN, mục tiêu của công tác thanh tra là nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của NHTM. Nhưng trên thực tế, NHNN chỉ mới thực hiện việc kiểm tra, theo dõi ở giai đoạn sau khi đã phát sinh rủi ro,
chưa thực hiện cơng tác giám sát từ xa để phịng ngừa và ngăn chặn kịp thời. Cần phải xây dựng một số điều luật nhằm tăng cường hơn nữa vai trò kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động tín dụng của NHTM.
KẾT LUẬN
Trên đà phát triển và hội nhập nền kinh tế đất nước với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng ln ln phải nỗ lực cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để cùng hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu. Đối với các ngân hàng Việt Nam, sự hội nhập này vừa tạo cơ hội (mở rộng thị trường, nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực kinh doanh của ngân hàng, thúc đẩy tiến bộ kĩ thuật và công nghệ ngân hàng điện tử, minh bạch hố thơng tin…) vừa tạo thách thức (phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế, cạnh tranh công bằng và mạnh mẽ hơn trong tất cả các lĩnh vực) địi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam phải khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là chất lượng tín dụng để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Những năm trở lại đây, hoạt động của hệ thống ngân hàng đã chịu ảnh hưởng khơng nhỏ từ sự suy thối nền kinh tế toàn cầu, rất nhiều ngân hàng phá sản và phải sáp nhập với ngân hàng lớn hơn, kèm theo đó là tỷ lệ nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng tăng cao và vượt ngồi tầm kiểm sốt. Chính vì thế, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh nói riêng đang nỗ lực hết sức trong việc giải quyết vấn đề về rủi ro tín dụng. Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng là một cơng việc rất quan trọng và hết sức có ý nghĩa.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để thực hiện chuyên đề, em đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra:
Thứ nhất, tìm hiểu, phân tích q trình thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng
tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh Hà Nội từ năm 2014 đến năm 2016. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề cịn tồn tại, đồng thời phân tích một số nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế.
Thứ hai, đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn và khả thi để tăng
cường hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh.
Do thời gian thực tập còn ngắn, đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập rộng và phức tạp nên chuyên đề không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Em kính mong các thầy cô giáo, các bạn và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Vân Khánh đã tích cực hướng dẫn, chỉnh sửa, góp ý giúp em hồn thành bài chuyên đề thực tập một cách tốt nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – PGS.TS. Phan Thị Thu Hà.
- Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – PTS. Nguyễn Văn Tiến. - Rủi ro tài chính: thực tiễn và phương pháp đánh giá, Nhà xuất bản tài
chính – TS. Nguyễn Văn Nam, TS. Hồng Xn Quyến. - Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng.
- Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Tam Trinh Hà Nội 2014, 2015, 2016.
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân Hàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xủa lý rủi ro tín dụng trong hoạt