3.2. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng VPBank_Chi nhánh
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Cơng tác tuyển dụng cán bộ tín dụng: Ngân hàng cần đặt ra các điều kiện và yêu cầu tối thiểu về trình độ nghiệp vụ, tổ chức thi tuyển để lựa chọn những người thực sự có năng lực vào công tác.
- Ngân hàng nên tiến hành các cuộc thăm do nội bộ về mức độ hài lòng của nhân viên ngân hàng về chế độ lương, thưởng, điều kiện làm việc cũng như mục đích, định hướng của họ trong tương lai, nhằm giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có các thơng tin đầy đủ và có cách nhìn nhận đúng đắn về nhân viên của mình.
3.2.3. Mở rộng chiến dịch Marketing
- Thành lập bộ phận chuyên trách về Marketing
- Đẩy mạnh công tác quảng cáo tiếp thị: Quảng cáo tiếp thị hình ảnh của mình thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng như đài truyền hình trung ương, đài phát thanh địa phương, báo chí, băng rơn khẩu hiệu, áp phích tại các điểm giao dịch của ngân hàng, hay những nơi công cộng đông phương tiện đi lại. Đồng thời nội dung quảng cáo phải cơ đọng xúc tích nhưng mang ý nghĩa để lại ấn tượng cho khách hàng.
3.2.4. Đơn giản hóa các thủ tục, quy trình cho vay
Cho vay tiêu dùng có nhiều sản phẩm khác nhau và mỗi sản phẩm có đối tượng khách hàng, hình thức cho vay và thời gian cho vay khác nhau.Chính vì vậy, trên có sở quy trình cho vay chung của tồn hệ thống, chi nhánh cần xây dựng quy trình cho vay riêng phù hợp với đặc điểm của từng loại sản phẩm.
3.2.5 Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng
Ngân hàng phải đặt chất lượng dich vụ lên hàng đầu thơng qua việc chăm sóc khách hàng bày tỏ sự quan tâm của ngân hàng đến khách hàng, luôn tạo được ấn tượng tốt trong mắt khách hàng. Điều này thể hiện qua thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng đối với khách hàng.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng VP Bank Việt Nam
Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương trình
thơng tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thơng tin giúp các chi nhánh phịng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.
Thứ hai, ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn. Ngân hàng VP Bank
Việt Nam đã có nhiều văn bản hướng dẫn việc thực hiện quy trình tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, một số quy định cụ thể về CVTD lại chưa đầy đủ do đó để giúp cho cán bộ tín dụng nhất là cán bộ mới nắm bắt cơng việc được nhanh chóng, đầu tư vốn có hiệu quả thì VP Bank nên có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, tránh mâu thuẫn chồng chéo với các quy định chung của Nhà nước.
Thứ ba, giải quyết vấn đề về đảm bảo tiền vay. Trong những năm qua, không
chỉ riêng chi nhánh Đông Anh mà ngay cả VP Bank cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc xử lý đảm bảo tiền vay. Đây là vấn đề mà ngân hàng cấp trên cần xem xét cũng như điều chỉnh chế độ quy trình thế chấp tài sản theo đúng luật định để giúp các chi nhánh tháo gỡ khó khăn như:
- Có quy trình hướng dẫn cụ thể về việc thế chấp tài sản cầm cố, tài sản đảm bảo với từng loại hình động sản, bất động sản.
- Thiết lập phòng, ban, tổ thẩm định và gắn trách nhiệm thưởng phạt đến từng cán bộ, phòng ban kịp thời.
- Cùng hỗ trợ với các ngân hàng cơ sở hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan ban hành để xử lý tài sản thế chấp, thu hồi vốn kịp thời.
Thứ tư, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm sốt nội bộ trong tồn hệ thống
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ
Cho vay tiêu dùng có vai trị rất quan trọng, làm thúc đẩy tiêu dùng trong xã hội. Hoạt động của Ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng rất lớn của các văn bản pháp luật, chính sách của NHNN và Chính phủ.
Sau đây là một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ để hoạt động của ngân hàng được an toàn và thơng thống hơn.
Thứ nhất, cần có những biện pháp bình ổn mơi trường kinh tế xã hội. Trong
những năm vừa qua, mặc dù nước ta đã đạt được những tăng trưởng đáng khích lệ về nền kinh tế, xã hội như tốc độ tăng trưởng GDP cao, đời sống của dân cư được cải thiện, vị thế của quốc gia trên trường quốc tế được nâng nâng cao. Nhưng bên cạnh đó cũng xảy ra nhiều biến động như lạm phát, giá cả xăng dầu leo thang, dịch bệnh, thất nghiệp… có tác động xấu đến nền kinh tế và hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Thứ hai, cần tạo ra một hàng lang thơng thống cho hoạt động tín dụng nói
chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Theo nhận xét của nhiều nhà đầu tư thì mơi trường chính trị của chúng ta khá ổn định, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập, chồng chéo, đặc biệt về vấn đề quy trình, thủ tục, tính thống nhất trong các quy định. Vì vậy, để thúc đẩy cho vay tiêu dùng phát triển, Nhà nước nên xóa bỏ các thủ tục rườm rà và hoàn thiện các luật liên quan đến CVTD.
Thứ ba, cần có những biện pháp khuyến khích các ngành sản xuất tiêu dùng
phát triển. Khi các ngành sản xuất hàng tiêu dùng phát triển sẽ làm tăng cung hàng hóa trên thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trong tương lai. Qua đó cịn góp phần làm phát triển sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, kích thích tiêu dùng, khi đó hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng có điều kiện phát triển.
Thứ tư, cần có biện pháp củng cố trung tâm thơng tin tín dụng Quốc gia để có nhiều thơng tin bổ ích và cập nhập; cung cấp số liệu phong phú, đa dạng và chính
xác; nâng cao chất lượng phục vụ để giúp các NHTM phòng ngừa và hạn chế rủi ro có hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Như vậy, mặc dù CVTD mới chỉ được phát triển trong những năm gần đây ở Việt Nam nhưng nó đã mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực không những đối với các ngân hàng thương mại mà cịn đối với nền kinh tế nói chung. Nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu nhập người dân được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, do đó nhu cầu chi tiêu trong nền kinh tế cũng gia tăng không ngừng, đẩy mạnh CVTD là xu hướng tất yếu khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường, đồng thời cũng là chiến lược, mục tiêu và thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại.
Xuất phát từ việc nghiên cứu những cơ sở lý luận chung nhất về hoạt động CVTD và sự tìm hiểu thực tế tại VP Bank_Chi nhánh Đông Anh, Hà Nội, em nhận thấy Chi nhánh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ này. Hoạt động trên địa bàn rộng lớn, mức sống người dân cao, lại có nguồn vốn khá dồi dào, Chi nhánh có nhiều lợi thế mở rộng CVTD. Tuy nhiên thực trạng hoạt động CVTD của Chi nhánh còn dưới khả năng và tiềm năng của chính mình. Vì vậy, thơng qua bài viết này em muốn mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển mở rộng hoạt động CVTD tại Chi nhánh.
Trong quá trình nghiên cứu và thực tập tại VP Bank_Chi nhánh Đông Anh, Hà Nội em được các cô chú, anh chị cán bộ giảng dạy giúp đỡ rất nhiều để hoàn thành bài luận này. Cùng với sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn của mình em mong rằng bài viết sẽ có tác dụng trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng hơn nữa của Chi nhánh.
Do trình độ và thời gian có hạn nên chun đề này sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ, cùng các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy giáo TS.Đỗ Quế Lượng và các cán bộ trong đơn vị thực tập đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, Trường Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội.
2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
3. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
4. Quyết định 1627 về quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
5. Giáo trình lý thuyết tiền tệ- tài chính của Học viện tài chính
6. Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.