Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại quỹ tín dụng nhân dân nga mỹ (Trang 37 - 41)

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ

3.2.1 Các giải pháp chủ yếu

3.2.1.1 Giải pháp về huy động vốn

Để đáp ứng đủ cho nhu cầu về vốn của HSX, phục vụ cho việc cho vay nói chung, cho vay HSX nói riêng, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu về vốn trung và dài hạn để tập trung phát triển chiều sâu, với mức chi phí hợp lý, trong thời gian tới quỹ tín dụng cần tăng cường các biện pháp huy động vốn sau:

Tăng cường vận động mọi đối tượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại quỹ tín dụng. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý nhằm thu hút khách hàng gửi tiền tạo ra một bước tiến nhảy vọt trong cơng tác huy động vốn.

Ngồi việc quảng cáo, tiếp thị, khuyến khích, cần áp dụng công cụ lãi suất một cách linh hoạt để vừa thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, vừa mở rộng tín dụng. Song song với việc khuyến khích thơng qua cơng cụ lãi suất, cần tặng quà tết, mừng tuổi đầu năm...nhằm thu hút khách hàng.

Rà sốt thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng và khuyến mại theo định hướng chỉ đạo của Giám đốc quỹ tín dụng, đồng thời có những giải pháp thu hút những khách hàng, những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hiện đang có tài khoản tại các tổ chức tín dụng khác mở tài khoản hoạt động tại quỹ tín dụng nhân dân Nga Mỹ để tăng lượng tiền mặt luân chuyển, tạo số dư có, phát triển nguồn vốn, tăng thu dịch vụ, tăng thu nhập cho quỹ tín dụng.

Thực hiện chính sách ưu đãi, đầu tư vốn với những cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mang tính chất thời vụ, có số lượng tiền nhàn rỗi gửi tại quỹ tín dụng.

Chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ cung cấp cho khách hàng, bao gồm năng lực của nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng và tăng cường trang thiết bị hiện đại.

3.2.1.2 Về công tác cho vay đối với hộ sản xuất

Trong công tác cho vay đối với hộ sản xuất như hiện nay, việc tăng trưởng dư nợ phải đi đơi với chất lượng tín dụng, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư nâng dần tỉ trọng cho vay trung hạn, đặc biệt là thông qua việc tiếp tục mở rộng hình thức cho vay mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (như máy cày, máy xát, máy nông dụng..), đồng thời tăng dư nợ ngắn hạn một cách hợp lý. Riêng cho vay các hộ sản xuất nơng nghiệp cần cho vay khép kín chu trình góp phần tăng giá trị trong khâu sản xuất nông nghiệp, từ khâu giống, kỹ thuật đến chế biến và tiêu thụ để gắn kết khách hàng và quản lý tốt hơn dư nợ tín dụng.

Cần tiếp tục đơn giản hồ sơ, thủ tục cho vay: Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đơn giản thủ tục cho vay, nhưng trên thực tế quy định cho vay vẫn cịn khá phức tạp đối với các nơng hộ. Với trình độ cịn hạn chế của khơng ít người dân nơi đây, quỹ tín dụng vẫn cần tiếp tục nghiên cứu đơn giản hóa hơn nữa hồ sơ, thủ tục cho vay. Ngoài ra, trên cơ sở quy định chung, cán bộ tín dụng cần có những hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các quy định trong sổ tay tín dụng để người dân dễ thực hiện.

Khơng ngừng đổi mới và áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình cho vay. Đối với món vay nhỏ cần áp dụng thủ tục riêng để làm cho quy trình thẩm định đơn giản hơn, đối với những món vay trung và dài hạn, quỹ tín dụng cần cải tiến thủ tục thẩm định.

Đồng thời, soạn thảo các mơ hình tài chính cho q trình sản xuất, chăn ni gia súc, gia cầm, trồng trọt... để giúp cán bộ tín dụng thẩm định món vay cả về phương diện kỹ thuật và tài chính.

Xây dựng cơ chế chính sách tín dụng riêng cho đối tượng khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Đối với các khoản cho vay có tài sản thế chấp, cần quan tâm đến rủi ro pháp lý cũng như tính thanh khoản của tài sản, nhất là trong cho vay lĩnh vực nơng nghiệp.

Giám sát và đơn đốc cán bộ tín dụng trong việc theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh . Đồng thời, cần thường xuyên tổ chức những đợt đào tạo cho các cán bộ tín dụng nhằm giúp họ tháo gỡ những vướng mắc, mặt khác giúp quỹ tín dụng kịp thời chấn chỉnh những sai sót của họ.

3.2.1.3 Tiếp tục hồn thiện, tăng cường cơng tác kiểm sốt, thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn

Để xử lý tốt nợ quá hạn cần phải xây dựng một quy trình tổng quát cho việc xử lý nợ quá hạn: Qũy tín dụng cần thường xun duy trì tổ chức, phân tích tình hình dư nợ đến từng xã, từng cán bộ và từng khách hàng. Trên cơ sở đó, phân loại các nhóm nợ, xác định rõ món vay có vấn đề theo mức độ khác nhau, xác định xã trọng điểm, khách hàng trọng điểm cần lưu ý. Định kỳ hàng tháng, quỹ tín dụng nên chia các món nợ thành từng phần để phân tích và chỉ đạo thực hiện như sau:

- Đối với nợ quá hạn : Phân thành các loại như loại thu được ngay, loại

thu dần từng phần và loại có khả năng mất vốn. Từ đó xác định nguồn thu, biện pháp thu và thời gian thu phù hợp :

+ Nợ quá hạn phải thu ngay: Là loại nợ bị quá hạn do định kỳ hạn nợ chưa sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh, do thu hoạch mùa vụ chậm, tiêu thụ sản phẩm và thanh toán chậm do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh...thì cán bộ phải bám sát để theo dõi, đơn đốc thu hồi nợ, cho phép khách hàng được phép gia hạn nợ nhưng cán bộ tín dụng phải xác định được các nguồn hồn trả của hộ vay, nếu điều này khơng thể thực hiện được thì khơng được phép gia hạn. Khi khách hàng có khả năng trả nợ thì phải thu ngay và thu đủ 100%.

+ Nợ quá hạn phải thu dần: Cán bộ tín dụng phải chia số nợ ra thành

+ Nợ có khả năng mất vốn: Cần chú trọng tới khâu vận động, hòa giải.

Nếu hộ khơng trả nợ thì tiến hành thực hiện theo phán quyết của tịa án, phát mãi các tài sản thế chấp... để thu hồi vốn.

- Đối với nợ sắp hết hạn:

+ Cần in ra trước những món nợ sắp đến hạn của tháng sau, thơng báo cho cán bộ tín dụng, cán bộ tín dung có trách nhiệm đi thâm nhập khách hàng để thông báo cho khách hàng biết, đồng thời xác định khả năng trả nợ của từng khách hàng. Nếu có khó khăn phải báo cáo ngay cho lãnh đạo để có biện pháp giúp đỡ nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh.

+ Điều chỉnh quy trình, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và nếu khách hàng có khó khăn gì trong q trình sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể tư vấn cho họ.

- Đối với nợ chưa đến hạn và các món cho vay mới: Yêu cầu thực hiện

nghiêm túc và đúng mục đích vay vốn. Ngồi ra, trong quy trình tổng qt kiểm tra, giám sát và xử lý nợ vay cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa quỹ tín dụng, chính quyền, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội trên địa bàn và các cơ quan có liên quan để quản lý có hiệu quả việc cho vay, mở rộng tín dụng an tồn đối với hộ sản xuất.

3.2.1.4 Xây dựng chiến lược khách hàng

Quỹ tín dụng cần đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng chiến lược khách hàng, để trên cơ sở đó tăng cường giữ vững khách hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới. Trong chiến lược khách hàng cần chú ý củng cố, hoàn thiện các tiêu thức phân loại đối với hộ sản xuất hợp lý để có thể tài trợ vốn hợp lý, và tăng khả năng tiếp cận được với các dự án khả thi.

Cho vay nâng mức, hoặc áp dụng lãi suất ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả. Tùy theo điều kiện của mình, mỗi năm nên mở hội nghị khách hàng mở rộng, có thể kết hợp hội nghị khách hàng thông qua tham quan, học hỏi những mơ hình sản xuất điển hình trong và ngồi địa bàn. Thơng qua đó, lấy ý kiến của khách hàng đóng góp

cho hoạt động quỹ tín dụng, vừa báo cáo kết quả kinh doanh vừa tuyên truyền hoạt động của mình, nhằm củng cố khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Cũng qua hội nghị khách hàng mà thắt chặt hơn nữa mối quan hệ, niềm tin tưởng và thông cảm giữa khách hàng với quỹ tín dụng.

Quỹ tín dụng nên tích cực tham gia các hội khuyến học, trợ cấp cho các học sinh nghèo hiếu học, có kết quả học tập xuất sắc... Đây là một cách làm thiết thực, nhờ đó quỹ tín dụng giúp người dân khắc phục khó khăn, đồng thời sẽ có thể tạo được những khách hàng tiềm năng trong tương lai.

3.2.1.5 Mở rộng thị trường

QTD nhân dân Nga Mỹ cần phải có chính sách thích hợp nhằm mở

rộng thị trường cả về chiều rộng và chiều sâu.

Với địa bàn hoạt động còn chật hẹp trong khi khả năng đáp ứng của đơn vị còn dư thừa, thị trường các xã lân cận chưa được khai thác. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của khu vực đa số là hộ sản xuất ở vùng mầu nên nhu cầu về vốn sản xuất của người dân nhiều, phụ thuộc vào mùa vụ. Vì thế, ban lãnh đạo QTD cần có biện pháp để tháo gỡ khó khăn như lập đề án xin mở rộng địa bàn sang các xã lân cận để trình quỹ tín dụng trung ương giải quyết.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại quỹ tín dụng nhân dân nga mỹ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w