NST bị phá vỡ làm lặp một đoạn mang gen A. Giao tử chứa NST lặp đoạn( mang 2 gen A) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu gen AAA
VD 4: Câu 8 ( Đề thi vào chuyên VP 2012-2013)
Ở một lồi thực vật giao phấn, tính trạng màu sắc hạt do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Gen A qui định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng. Tiến hành lai 4 cây hạt vàng có kiểu gen giống nhau với 4 cây hạt trắng thu được kết quả như sau:
+ 3 cặp lai đầu đều cho 100% hạt vàng.
+ Cặp lai thứ tư thu được 320 hạt trong đó có 319 hạt vàng và 1 hạt trắng.
Giải thích cơ chế xuất hiện hạt trắng ở cặp lai thứ tư. Biết các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau, các hợp tử có sức sống như nhau.
HDG
* Ở 3 phép lai đầu: P: Cây hạt vàng x cây hạt trắng => F1 đều cho 100% hạt vàng => kiểu gen của các cây hạt vàng đều là AA, kiểu gen của các cây hạt trắng là aa.
* Sự xuất hiện đột ngột một hạt trắng ở phép lai thứ tư => có hiện tượng đột biến xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử của cây hạt vàng. Có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Xảy ra đột biến gen: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt vàng xảy
ra đột biến gen A thành gen a, sự kết hợp giao tử mang gen a và giao tử mang gen a hình thành cơ thể aa (hạt trắng
- Trường hợp 2: Xảy ra đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể: Trong quá trình phát sinh giao
tử ở cây hạt vàng xảy ra mất đoạn nhiễm sắc thể, đoạn bị mất mang gen A => hình thành giao tử mang NST khơng chứa gen A (-), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử (-a) (hạt trắng).
- Trường hợp 3: Xảy ra đột biến dị bội: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt vàng
rối loạn sự phân li ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen quy định màu sắc hạt (AA) => hình thành giao tử khơng có nhiễm sắc thể mang gen A (O), sự kết hợp giao tử này (O) với giao tử