Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mục đích quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh luôn là lợi nhuận tối đa, vì vậy các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phải biết bỏ ra những chi phí nào, bao nhiêu và kết quả sản xuất thu được cái gì,...Song nếu chỉ biết một cách tổng thể, chung chung thì chưa đủ, mà cần thiết phải biết một cách cụ thể, chi tiết cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách chi tiết, phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình. Để các thông tin về chi phí và giá thành kịp thời được cung cấp đến các nhà quản lý thì cần tổ chức một hệ thống báo cáo chi phí sản xuất và giá thành khoa học, phù hợp với yêu cầu và thời điểm cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Do hệ thống báo cáo này không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm qui trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất,...mà còn phụ thuộc rất lớn vào mô hình tổ chức công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị của mỗi doanh nghiệp nên có thể tổ chức thành hai hệ thống báo cáo phục vụ nhu cầu thông tin cho kế toán tài chính và cho mục đích quản trị doanh nghiệp.
Báo cáo phục vụ kế toán tài chính có thể gồm: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ và báo cáo giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Báo cáo phục vụ mục đích quản trị doanh nghiệp có thể gồm: Báo cáo chi phí sản xuất; báo cáo tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh dở dang từng bộ phận, từng loại sản phẩm; báo cáo tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ,...
Kết luận