Thai kỳ đã bắt đầu một cách bí mật trong bụng mẹ. Cha mẹ vẫn chưa hay biết gì cả, cho dù họ đang mong có con. Một số phụ nữ nói rằng họ đã cảm nhận ngay là mình đang có thai; một số khác vẫn chưa hay biết. Còn Bé ư, Bé đã bắt đầu cuộc hành trình dài của mình để chào đời: chín tháng, một thời gian dài bằng một năm học, nhưng quả là một năm đáng kể! Cuộc sống không ngừng chuyển động, và mỗi giây lại có một chuyện mới. Với những gen do cha mẹ truyền sang, Bé dấn bước và hòa nhập với mỗi sự kiện theo cách riêng của mình. Và cứ như vậy, từng chút
một từ kinh nghiệm này sang kinh nghiệm khác, Bé đã tạo nên chính con người mình, khơng lẫn vào một ai khác cả.
Cuộc phiêu lưu của Bé đã khởi đầu bằng một hành trình: quả vậy, khi trứng lớn lên thì trứng
Vịi Fallope
Nỗn (trứng) Tử cung
phải rời vòi Fallope để đi vào nằm ổ ở tử cung (phải mất khoảng bốn ngày trứng mới tới đó). Vào lúc đó, trứng trơng giống như một quả dâu nhỏ xíu sần sùi. Tuy nhiên, cuộc hành trình đã xảy ra êm thấm. Để giúp trứng, vòi Fallope đã trở thành một tấm thảm cuốn thực sự, vòi cuộn thành đợt và hàng vạn những lông mao nhỏ nằm lót ở thành vịi giúp cho trứng lăn.
Khi vào tới tử cung, trứng chọn chỗ của mình và vùi vào đó như trong một cái ổ: đây là hiện tượng tạo ổ.
CuộC sống trong những nếp gấp
Tất cả những gì giúp trứng tồn tại và phát triển đã được xếp đặt sẵn: cần phải có sự thoải mái và dinh dưỡng để cái trứng nhỏ xíu trở thành một em Bé sơ sinh xinh xắn.
Ổ được hình thành: trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ, Bé được bao bọc bởi những màng ối như thể đang nằm trong một đám bọt khí. Ban đầu màng ối còn bao sát quanh Bé, nhưng dần dần màng sẽ bị đẩy ra xa Bé vì lượng nước ối càng ngày càng tăng; và chính trong nước ối này Bé sẽ bập bềnh trôi như cá trong nước và dính với mẹ Bé qua dây rốn và nhau thai.
Màng và nước ối tạo thành một chiếc gối đầy nước bảo vệ Bé khỏi bị chấn động bởi những tiếng động hoặc va chạm mạnh.
Nhau thai
Trong suốt quá trình phiêu lưu chung, mẹ và Bé đã phải trao đổi nhiều điều với nhau để Bé có thể tồn tại. Vì lý do đó mà nhau, một cơ quan kỳ diệu, đã nhanh chóng được hình thành để tạo mối liên lạc.
Nhau giống như một chiếc bánh gatô bự và xốp. Màng ối ngoài bám vào thành tử cung và màng ối trong nối với Bé qua dây rốn. Giữa hai lớp màng này, máu của Bé lưu thông trao đổi với máu của mẹ mà không
hề trộn lẫn vào nhau.
Dây rốn
Dây rốn là một cọng gồm những mạch máu quấn vào nhau và được bao quanh bởi một lớp nhày mềm và trong. Vào cuối thai kỳ dây rốn dài khoảng năm mươi phân và có một đường kính khoảng một phân rưỡi. Dây rốn Nhau thai Tử cung Cổ tử cung
D â y rốn tạo
thành cầu nối
đảm bảo cho sự sống được trao
đổi từ mẹ sang Bé. Quả vậy, máu qua dây rốn đã lưu thông từ Bé sang nhau và ngược lại từ nhau sang Bé, mạch máu này liên tục đập theo nhịp tim của Bé. Những nhịp đập sẽ hiện diện trong suốt thời gian Bé nằm trong bụng mẹ: đó là thứ âm nhạc vượt trên mọi thứ
âm nhạc. Nhiều Bé đã chơi đùa với
dây rốn và nhau của mẹ. Một số người đã cho rằng chính vì vậy mà các Bé sơ sinh rất thích những con hươu cao cổ bằng cao su với bốn chân nhỏ nhắn và mềm mại mà các Bé thích sờ nắm bởi vì chúng gọi nhớ đến cái dây rốn đã bị cắt bỏ.
Những trao đổi
Phổi của Bé chưa hoạt động nhưng Bé vẫn cần có dưỡng khí (khí oxy). Khi mẹ hít thở, khí oxy trong khơng khí sẽ đi qua phổi mẹ, rồi đi vào máu. Mẹ gửi dưỡng khí đến Bé qua nhau và dây rốn. Mẹ cũng
gửi đến Bé nước, thức ăn và sinh tố cần thiết để Bé lớn lên; những thứ này được gửi đến Bé dưới dạng những phần tử nhỏ li ti mắt thường không thấy được.
Nhau lọc các chất gây hại cho Bé, nhưng đáng tiếc là nhau lại khơng có khả năng ngăn chận virút, rượu, những chất độc hại có trong thuốc lá và một số thuốc mà mẹ Bé dùng.
Nhau thai dự trữ:
Thí dụ nhau dự trữ canxi và sắt mà Bé sẽ cần tới vào một lúc nào đó trong quá trình tăng trưởng. Trong một thai kỳ, các kích thích tố cần thiết cho Bé cũng được sản xuất từ nhau.
Nhau thai đào thải cặn bã:
Các Bé dùng nhau để thải các chất bã vô bổ. Một thí dụ là nước tiểu của Bé, rất may là nước tiểu này khơng có mùi vị màu sắc bởi vì nó trộn vào nước ối và sau đó lại được Bé nuốt trở lại và cứ như vậy nước tiểu không ngừng lưu chuyển.
Nhau quả là một người bạn giúp Bé trong những hoạt động thiết yếu. Nhau cũng tạo dây liên lạc giữa mẹ và Bé. Đó thực sự là cơ quan duy nhất mà hai con người cùng chung nhau. Nhau có mùi khá nồng và tạo ra âm thanh êm dịu như tiếng gió thổi trong tán lá cây, như thể nhau đang ca hát trong tai Bé trong suốt thai kỳ.
Cách nay không lâu ở một số nước và ngay cả ở Pháp, người ta vẫn cịn tục lệ chơn nhau thai dưới gốc một cây xum xuê, thường là cây ăn trái, bởi vì người ta tin rằng nhau sẽ giúp cho cây có nhiều trái to và ngon, y như nhau đã giúp mẹ sinh Bé xinh đẹp và khỏe mạnh. Ở một số nước, đã có những tập tục truyền thống tốt đẹp để tỏ lòng tôn trọng dành cho nhau thai.
một Con người bé phát triển
Ba tháng đầu của thai kỳ là ba tháng độc đáo: đó là sự bùng nổ của sự sống.
Trong những ngày đầu tiên, trứng là một chùm tế bào nhỏ xíu sinh sơi nảy nở và các tế bào giống y nhau.
Rồi thình lình mọi thứ thay đổi: một cách rất nhanh chóng các tế bào sản sinh ra các tế bào khác khơng cịn giống tế bào sinh ra nó nữa mà mỗi tế bào sẽ được chuyên biệt hóa để đảm nhiệm những chức năng riêng biệt.
Nằm trong bụng mẹ, náu trong bọt khí của mình, Bé thay đổi mỗi ngày mà không ai biết sự hiện diện của Bé, ngoại trừ cha mẹ Bé đang ngóng đợi những dấu hiệu thai nghén. Từ ngữ “bụng bầu” bao hàm cả một sự trìu mến bởi vì bụng khơng cịn chỉ đơn giản là cơ quan tiêu hóa nữa mà là nơi trú ngụ của một em Bé sắp được sinh ra. Ngay cả khi cịn bé tí xíu thì con người đã rất nhạy cảm và sẽ phát triển tốt hơn nếu được bao bọc bởi sự dịu dàng và âu yếm.
một Cái trứng Đầy dự án
Trong mỗi tế bào có một nhân và nhân là trí thơng minh của tế bào vì nó chứa nhiễm sắc thể. Chính các nhiễm sắc thể này lập chương trình cho tế bào giống như một máy vi tính. Đó là chương trình
di truyền. Chương trình này sẽ lên kế hoạch cho sự sống, giúp cho cái trứng bé nhỏ phát triển thành một con người toàn vẹn.
Khi diễn tiến bình thường thì mọi em Bé trên thế giới đều phải trải qua những giai đoạn giống nhau trong kế hoạch được lập trình này.
phơi thai hình thành CáC lá phơi
Mười lăm ngày sau khi được thụ tinh, trứng đã nở thành một phiến dẹt, dài một ly.
Vào tuần thứ ba, phiến mỏng này phân ra thành ba lá y như một cái bánh ngọt nhiều lớp. Ba lá phôi này dần dần cuộn lại tạo ra phôi thai:
- Lá thứ nhất, nằm bên trong, hình thành cơ quan tiêu hóa.
- Lá thứ hai, nằm giữa, tạo ra xương, cơ, tim, phổi và thận.
- Lá thứ ba, nằm ngoài, tạo ra mọi cơ quan dùng trong giao tiếp: da, hệ thần kinh, giác quan (mắt, tai v.v...)
Lá phơi hình thành cơ quan dùng trong giao tiếp
Lá phơi hình thành cơ, xương
Lá phơi hình thành hệ tiêu hóa
một trái tim bé nhỏ Đập
Vào tuần thứ ba, trái tim của phơi thai tí xíu bắt đầu đập, thường là rất kín đáo.
Vào cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài khoảng bốn năm li và sống trong một quả cầu có đường kính khoảng một phân rưỡi. Phơi nằm cuộn tròn lại, một đầu hơi phình ra và sau này sẽ tạo thành đầu em Bé, đầu kia thon dài hơn sẽ tạo ra phần chân em Bé. Lúc này phơi cịn giống y như con nịng nọc có đi nhưng khơng có chân. Phơi bơi trong dịch ối bảo vệ phôi khỏi những chấn động từ thế giới bên ngồi. Có thể coi như đấy là một bể bơi xây theo kích thước của phơi.
bào thai ĐượC hình thành
Chính trong tháng thứ hai mà hình thái của phôi thai thay đổi: mặt bắt đầu rõ nét, tay và chân xuất hiện như những cái vây nhỏ. Đầu đã ngẩng lên, tai được định vị, mắt có lớp mí hồn tồn khép kín, ngón tay được hình thành và có cả móng tay.
Các cơ quan được định vị, chúng tuy nhỏ xíu nhưng đã có sẵn hình dáng mà sau này sẽ không thay đổi.
Cơ quan sinh dục phát triển và nếu như được siêu âm thì sẽ cho thấy giới tính Bé trai hay Bé gái. Đến lúc này, dù bào thai chỉ dài có ba phân và nặng chỉ có ba gram, nhưng cơ thể đã thật sự là cơ thể
của một con người bé, nên ngay đầu tháng thứ ba con người bé xíu này đã được đổi tên từ phôi thai thành bào thai. Thường thì vào lúc này bà mẹ đã biết mình đang mang thai và cha mẹ Bé chuẩn bị đón Bé chào đời.
Cha mẹ Đến từ Đâu?
Nếu như khơng có em Bé thì đã chẳng có cha mẹ! Chính cái trứng bé nhỏ nằm ở trong tử cung đã khiến các cặp nam nữ trở thành những bậc cha mẹ. Nhờ có con, bây giờ họ đã nhận thức trách nhiệm
Sự phát triển của một phôi thai
của riêng mỗi người và của chung hai người để cùng xây dựng kế hoạch cho cuộc sống của một gia đình có con. Họ mơ ước con mình sẽ ra sao: Bé trai hay gái? Đặt tên Bé là gì? Bé sẽ nom như thế nào, giống mẹ hay cha, hay giống cả hai? Cha mẹ không tài nào hình dung ra hết được.
Trước khi có con, cha mẹ khá độc lập, mỗi người có một đại gia đình riêng, có kỷ niệm riêng trước khi lập gia đình, có những kế hoạch riêng, ấy thế mà đứa con sắp chào đời sẽ làm thay đổi tất cả những cái riêng ấy và họ sẽ có một cái chung. Đây quả là một cuộc dấn thân vô cùng quan trọng, đến mức thường thì các bậc cha mẹ trở nên khá lo lắng và tự hỏi khơng biết mình sẽ có thể trở thành người cha người mẹ tốt không. Họ lo đến mức quên đi rằng các con mình sẽ giúp mình nếu như mình chịu cho chúng giúp. Và cho dù sau này cha mẹ có chia tay nhau đi nữa thì sẽ khơng có gì trên đời này có thể chia cắt họ với
mối dây chung mà những đứa con họ đã tạo thành. Trong trái tim của mỗi em Bé luôn khẳng định rằng cha mẹ chúng là một cặp khơng thể chia lìa được.
Những sợi chỉ của những mảnh đời đã được dệt vào nhau để tạo thành tấm vải mang tên gia đình. Một gia đình được hiện hữu, cho dù gia đình ấy có đồn kết hay khơng. Quả là một thay đổi lớn lao! Quả là không giống nhau chút nào khi từ một mình thành hai mình, rồi thành ba hoặc bốn hay hơn thế nữa, hoặc chỉ cịn lại ít nhất là hai nếu như cha mẹ chia tay nhau.
Có những trẻ chỉ sống riêng lẻ với cha hoặc mẹ vì lý do này nọ nhưng chúng vẫn luôn là con của một cặp nam nữ sinh ra. Khơng ai có quyền bắt chúng quên đi điều này. Dù cho trẻ có phải lâm vào tình cảnh khơng bao giờ được gặp cha hay mẹ thì trẻ vẫn có quyền thương yêu cha hay mẹ mình và ưa thích được cảm nhận những điều mà cha mẹ đem lại cho trẻ.
Có những trẻ khơng được ni dạy bởi chính cha mẹ ruột sinh ra mình và đã đưọc gửi cho cha mẹ ni. Thật đau xót cho bà mẹ khi phải chia tay với đứa con ruột thịt sau chín tháng cưu mang, nhưng dẫu sao chín tháng này vẫn là một câu chuyện rất đẹp về tình yêu thương. Mỗi trẻ đều giữ những vết tích cịn lưu lại của cuộc sống chín tháng trong bụng mẹ, đó là kho báu thầm kín của trẻ cho dù trẻ không nhận ra điều ấy đi nữa.
bé tạo ra mối dây thâm tình
Hình thành một gia đình có nghĩa là sự kết hợp của hai gia đình khác nhau.
Ở nơi nào đó trong cùng một thành phố, hoặc xa nhau hàng bao cây số, thì ít nhất cũng có thêm bốn người trước kia có thể khơng hề quen biết nhau thì nay nhờ vào Bé đã trở thành thân quen nhau: đó là ơng bà nội, ngoại của Bé. Và nếu cha mẹ họ cịn sống thì có nghĩa là có thêm bốn ơng cố, bà cố, thân quen nhau.
Và nếu như cịn có chú bác cơ dì, anh chị em họ, và ngay cả anh chị em cùng mẹ khác cha hay cùng cha khác mẹ, thì Bé sẽ trở nên một thành viên trong đại gia đình ấy.
Mỗi đại gia đình đều có những truyền thống gia đình, đơi khi tùy thuộc vào địa phương mà đại gia đình ấy sinh sống. Người phương Bắc sống khác người phương Nam, người phương Đông và phương Tây nấu ăn khác nhau. Vì vậy chẳng có gì là ngạc nhiên nếu có những chuyện rối rắm xảy ra trong các gia đình. Mỗi em Bé chào đời sẽ là một dịp để đại gia đình sum họp, gặp lại nhau, đánh giá nhau và cả đôi khi giận nhau nhưng dù gì đi nữa, với tình thân quyến, với sự tôn trọng nhau, mọi chuyện cũng sẽ được dàn xếp ổn thỏa. Các em Bé, dù chỉ là Bé xíu, tưởng như chẳng có “kí lơ” nào trong cái nôi Bé nhỏ của mình, nhưng thật ra lại là những mối dây thâm tình vơ cùng quan trọng.