THỰC TRẠNG HIỆN NAY VÀ CÁC GIAO THỨC SỬ DỤNG
2.2.1.5 Ưu và nhược điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết
đầy đủ các thơng tin về mọi router trong mạng và cấu trúc kết nối của chúng nhờ quá trình trao đổi LSAs với các router khác trong mạng. Mỗi router xây dựng cơ sở dữ liệu về cấu trúc hệ thống mạng của mình nhờ các thơng tin từ các LSA mà nó nhận được, sau đó router sử dụng thuật tốn SPF để tính tốn chọn đường ngắn nhất đến từng mạng đích. Kết quả chọn đường được lưu vào trong bảng định tuyến của router. Cho nên trong suốt quá trình hoạt động, mọi sự thay đổi trong cấu trúc hệ thống mạng đều được phát hiện và đáp ứng theo. Việc trao đổi các LSAs được thực hiện khi có một sự kiện xảy ra trong mạng nên tốc độ hội tụ nhanh hơn.
2.2.1.5 Ưu và nhược điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liênkết kết
* Ưu điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết:
- Sử dụng chi phí làm thơng số định tuyến để chọn đường đi trong mạng. Thơng số chi phí này có thể phản ánh được dung lượng của đường truyền.
- Thực hiện cập nhật khi có sự kiện xảy ra và phát LSAs cho mọi router trong hệ thống mạng để thông báo về sự thay đổi trong cấu trúc mạng làm cho thời gian hội tụ nhanh hơn.
- Mỗi router có một sơ đồ đầy đủ và đồng bộ về toàn bộ cấu trúc hệ thống mạng nên rất khó bị lặp vịng.
- Router sử dụng thông tin mới nhất để quyết định chọn đường đi.
- Mọi router sử dụng sơ đồ cấu trúc mạng của riêng của nó để chọn đường giúp dễ dàng khắc phục sự cố hơn.
- Giao thức này có hỗ trợ VLSM và CIDR.
* Nhược điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết
- Đòi hỏi hệ thống mạng phải được thiết kế theo mơ hình phân cấp, chia ra thành các vùng nhỏ để giảm bớt độ lớn và độ phức tạp của cơ sở dữ liệu về cấu trúc hệ thống mạng.
- Làm giảm dung lượng đường truyền dữ liệu vì phải gửi các gói LSAs. - Địi hỏi nhà quản trị phải nắm vững giao thức.