1. TẠO KẾT NỐI
Trước khi chúng ta truy cập và làm việc với dữ liệu trong CSDL, chúng ta cần phải tạo kết nối đến CSDL.
Để thực hiện được công việc này, chúng ta sử dụng hàm mysql_connect() Cú pháp:
mysql_connect(servername, username, password);
Trong đó:
+ servername: tham số tùy chọn, xác định server cần phải kết nối tới. Giá trị mặc định là localhost.
+ username: tham số tùy chọn, xác định tên người dùng đăng nhập vào hệ thống + password: tham số tùy chọn, xác định mật khẩu người dùng. Giá trị mặc định là “”. Chú ý: Hàm này có nhiều hơn 3 tham số, tuy nhiên những tham số trên cần thiết và rất quan trọng.
Ví dụ: Tạo kết nối <?php
// tạo kết nối và lưu vào biến $conn
$conn = mysql_connect("localhost","root",""); // kiểm tra kết nối
if(!$conn) {
die ("Can not connect database ".mysql_error()); exit;
} ?>
2. CHỌN CSDL
Sau khi đã tạo được kết nối, chúng ta cần phải chọn một CSDL để làm việc. Để thực hiện công việc này, chúng ta sử dụng hàm mysql_select_db().
Kết quả trả về của hàm này là TRUE nếu chọn CSDL thành công, ngược lại giá trị trả về là FALSE.
Cú pháp:
mysql_select_db(database, connection)
Trong đó:
+ database: tham số bắt buộc, xác định tên CSDL cần làm việc
+ connection: tham số tuy chọn, xác định kết nối. Nếu khơng xác định thì kết nối cuối cùng được mở bởi hàm mysql_connect() hoặc hàm mysql_pconnect() sẽ được sử dụng. Ví dụ: Kết nối đến CSDL khoacntt
<?php
$conn = mysql_connect("localhost","root",""); if(!$conn)
{
echo "Can not connect database"; exit;
// chọn CSDL khoacntt
$select_db = mysql_select_db("khoacntt",$conn); // kiểm tra CSDL
if (!$select_db) {
die("Can not connect database".mysql_error()); }
?>
3. TRUY VẤN DỮ LIỆU
Để thực hiện việc truy vấn dữ liệu, chúng ta dùng hàm mysql_query().
Hàm mysql_query() sẽ trả về kết quả của cấu lệnh truy vấn nếu thực hiện thành công, ngược lại sẽ trả về FALSE.
Cú pháp:
mysql_query(query, connection) ;
Trong đó:
+ query: tham số bắt buộc, là câu lệnh truy vấn được gửi đi.
+ connection: tham số tùy chọn, xác định kết nối. Nếu khơng xác định thì kết nối cuối cùng được mở bởi hàm mysql_connect() hoặc mysql_pconnect() sẽ được sử dụng. Ví dụ: Thực hiện truy vấn dữ liệu trong bảng sinhvien trong CSDL khoacntt.
<?php
$conn = mysql_connect("localhost","root",""); if (!$conn)
{
echo "Can not connection database"; exit;
}
mysql_select_db('khoacntt',$conn); $sql ="SELECT * FROM sinhvien"; $result= mysql_query($sql);
while($r = mysql_fetch_array($result)) {
echo "MaSV: ".$r['ma_sv']." Ten sv: ".$r['ten_sv']."</br>"; }
?>
4. THÔNG BÁO LỖI
Trong q trình làm việc với CSDL lỗi có thể phát sinh. Do đó, chúng ta cần thơng báo các lỗi phát sinh này.
Để thực hiện công việc này, chúng ta sử dụng hàm mysql_error().
Hàm này có kết quả trả về là câu thơng báo lỗi nếu có lỗi phát sinh, ngược lại kết quả trả về sẽ là một chuỗi rỗng “”.
Cú pháp:
mysql_error(connection)
Trong đó:
connection: tham số tùy chọn, xác định kết quả kết nối. Nếu khơng kết nối thì kết quả cuối cùng được mở bởi hàm mysql_connect() hoặc mysql_pconnect() sẽ được sử
Ghi chú: Chúng ta thường kết hợp hàm mysql_error() với hàm die() hoặc hàm exit() để vừa thông báo lỗi vừa kết thúc cơng việc.
Ví dụ: Thơng báo lỗi nếu không tạo kết nối <?php
$conn = mysql_connect("localhost","root",""); if (!$conn)
{
echo "Can not connection database"; exit;
} ?>
5. ĐÓNG KẾT NỐI
Sau khi đã làm việc xong với CSDL, chúng ta cần đóng kết nối đã mở. Để thực hiện công việc này, chúng ta sử dụng hàm mysql_close().
Hàm này có kết quả trả về là TRUE nếu đóng kết nối thành cơng, ngược lại sẽ trả về giá trị là FALSE nếu thất bại.
Cú pháp:
mysql_close(connection);
+ connection: tham số tùy chọn, xác định kết nối. Nếu khơng xác định thì kết nối cuối cùng được mở bởi hàm mysql_connect() mysql_pconnect() sẽ được sử dụng.
Ví dụ: Đóng kết nối <?php $conn = mysql_connect("localhost","root",""); …….. mysql_close($conn); ?>