CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. nhạy cảm của muỗi Anopheles với hóa chất diệt côn trùng
Muỗi An. dirus tiếp xúc trong 60 phút với giấy tẩm hóa chất alphacypermethrin 0,05% và tính tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ thử có kết quả được thể hiện tại bảng 3.13.
Bảng 3.13. Kết quả thử nhạy cảm của muỗi An. dirus với hóa chất alphacypermethrin Hóa chất thử Lồi muỗi thử Số muỗi thử Số muỗi ngã sau 60 phút Số muỗi chết sau 24 giờ Tỷ lệ chết (%) Alphacypermethrin 0,05% An. dirus 25 25 25 100 An. dirus 25 24 25 100 An. dirus 25 25 25 100 An. dirus 25 25 25 100 Tổng số 100 99 100 100
Đối chứng An. dirus 50 0 0 0
Sau khi thử 24 giờ thử, tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng (0%) đảm bảo thử nghiệm đạt yêu cầu. Tỷ lệ muỗi chết ở lô thử nghiệm là 100%. Như vậy, muỗi
An. dirus tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập còn nhạy cảm với hóa chất
3.5. Vai trị truyền bệnh của véc tơ sốt rét tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Sử dụng kỹ thuật mổ muỗi xác định ký sinh trùng sốt rét trong tuyến nước bọt và dạy dày được thể hiện tại bảng 3.14. Bảng cho thấy trong số 43 mẫu muỗi
An. dirus được mổ chưa phát hiện được muỗi nhiễm KSTSR trong tuyến nước
bọt và dạ dày.
Bảng 3.14. Kết quả mổ muỗi An. dirus xác định ký sinh trùng sốt rét
tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập Sinh
cảnh Phương pháp thu thập
Tuyến nước bọt Dạ dày
SL (c) TL (%) SL (c) TL (%)
Bìa rừng Bẫy màn bằng mồi người ngoài nhà 10 0 10 0
Bẫy màn bằng mồi người trong nhà 5 0 5 0
Trong
rừng Bẫy màn bằng mồi người trong rừng 28 0 28 0
Tổng 43 0 43 0
Ghi chú: SL: số lượng; TL: tỷ lệ; c: con
Sử dụng kỹ thuật PCR để phân tích 160 mẫu muỗi An. dirus thu thập được từ phương pháp Bẫy màn trong nhà, ngồi nhà bìa rừng và trong rừng. Kết quả phân tích được trình bày tại bảng 3.15.
Bảng 3.15. Kết quả PCR xác định ký sinh trùng trong muỗi An. dirus
tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập Sinh cảnh Phương pháp thu thập Số muỗi phân tích (c)
Số lượng và tỷ lệ muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét
P. vivax P. falciparum P. malariae P. ovale P. knowlesi
SL (c) TL (%) SL (c) TL (%) SL (c) TL (%) SL (c) TL (%) SL (c) TL (%) Bìa rừng Bẫy màn bằng mồi người ngoài nhà 48 1 2,08 0 0 0 0 0 0 0 0 Bẫy màn bằng mồi người trong nhà 25 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Trong rừng Bẫy màn bằng mồi người 87 4 4,60 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 160 5 3,13 0 0 0 0 0 0 0 0
Ghi chú: SL: số lượng; TL: tỷ lệ; c: con
Bảng 3.15 cho thấy muỗi An. dirus nhiễm P. vivax với tỷ lệ 3,13%. Trong đó, tại ngồi nhà bìa rừng muỗi An. dirus có tỷ lệ nhiễm P. vivax là 2,08% và cao nhất ở trong rừng là 4,6%.
Bảng 3.16. Số lượng muỗi An. dirus nhiễm ký sinh trùng sốt réttheo thời gian thu thập
Sinh cảnh Phương pháp thu
thập Giờ bắt Tổng 18-19 19-20 20-21 21- 22 22 - 23 23 - 24 Bìa rừng Bẫy màn bằng mồi người ngoài nhà 1 0 0 0 0 0 1 Bẫy màn bằng mồi người trong nhà 0 0 0 0 0 0 0
Trong rừng Bẫy màn trong rừng 0 0 1 3 0 0 4
Bảng 3.16 cho thấy số lượng muỗi nhiễm KSTSR ở thời gian thu thập từ 21- 22 giờ là nhiều nhất (03 cá thể) ở trong rừng. Các giờ khác như 18 - 19 giờ và 20 - 21 giờ chỉ phát hiện được 01 cá thể nhiễm KSTSR.
CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN
4.1. Thành phần loài, phân bố của muỗi Anopheles tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Trong đó, tại bìa rừng đã thu thập được 11 lồi muỗi và 04 loài bọ gậy, trong rừng thu thập được 03 loài muỗi và 01 loài bọ gậy. Một số loài Anopheles chỉ thu được mẫu muỗi với mật độ thấp như véc tơ chính An. minimus. Một số lồi khơng thu được mẫu bọ gậy có thể do thời gian điều tra cịn ngắn, do đó khơng điều tra hết các thủy vực bọ gậy các loài này.
Thành phần loài trong điều tra này thu thập được thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013 đã thu thập được 19 loài muỗi Anopheles nhưng loài chiếm ưu thế là An. dirus lại tương tự như nghiên cứu này [39]. Sự khác biệt về số lượng các loài giữa các đợt điều tra có sự phụ thuộc vào từng thời điểm cũng như thời gian điều tra, trong nghiên cứu giai đoạn 2011 - 2013 vào đầu mùa khơ (tháng 12) có mật độ cao hơn cuối mùa mưa và tiến hành 4 đợt điều tra [39], trong khi khi nghiên cứu này được thực hiện và 2 đợt vào tháng 5 và tháng 11 (cuối mùa mưa) do đó mà số lượng lồi sẽ thấp hơn.
Đối với muỗi hầu hết muỗi cái phải tìm mồi hút máu để phát triển trứng và sinh sản, nên bắt muỗi bằng phương pháp soi chuồng gia súc ban đêm thu thập được nhiều loài hơn. Tương tự như nghiên cứu năm 2014 tại
xã Xuân Quang 1, tỉnh Phú Yên thu thập được 12 loài Anopheles [40]. Tuy
nhiên cũng tại xã Xuân Quang 1, tỉnh Phú Yên năm 2015 chỉ thu được 06 loài Anopheles [41]. Thành phần các lồi cũng có sự biến động ở các địa điểm và thời gian khác nhau cũng có thành phần lồi Anopheles cũng khác nhau. Một số lồi Anopheles có mật độ thấp, thời lượng điều tra ngắn nên khó phát hiện hơn. Một số nghiên cứu ở các tỉnh thuộc Miền Trung - Tây Nguyên cho thấy phân bố các loài muỗi Anopheles cũng khác nhau. Nghiên cứu của Vũ Đức Chính và CS (2017), tại xã Sơn Thái, tỉnh Khánh Hịa phát hiện 10 lồi muỗi Anopheles, trong khu dân cư thu thập được 09 lồi Anopheles, nhưng khơng thu được muỗi An. dirus.
Trong rẫy và trong rừng chỉ thu được 2 loài Anopheles là An. dirus và An.
maculatus [42]. Tương tự, trong nghiên cứu này chúng tôi cũng chỉ thu được 03 loài
Anopheles là An. dirus, An. maculatus và An. sinensis ở trong rừng. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quang và CS (2017), tại thủy điện Sê San và Krông Pa, tỉnh Gia Lai điều tra trong 3 năm thu được 17 loài Anopheles nhiều hơn so với nghiên cứu của chúng tôi nhưng nghiên cứu được thực hiện nhiều thời gian hơn. Muỗi An.
dirus, An. minimus chủ yếu thu được trong rừng và bìa rừng, trong khu dân cư
khơng phát hiện hai loài này [43].
Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, mồi người trong nhà và ngoài nhà tại rẫy tại Khánh Hịa thu được 03 lồi muỗi, trong đó véc tơ chính An. dirus có mật độ cao và chiếm ưu thế. Kết quả này đã khẳng định lại nhiều kết quả nghiên cứu trước đây cho rằng quần thể An. dirus phát triển rất mạnh ở sinh cảnh khu vực nhà rẫy, trong rừng và rất ưa đốt máu người [44],[21],[45].
Véc tơ chính An. minimus có mật độ thấp tại khu vực bìa rừng và chỉ bắt được bằng soi chuồng gia súc (0,06 con/giờ/người).
Véc tơ chính An. minimus có mật độ thấp tại khu vực bìa rừng và chỉ bắt được bằng soi chuồng gia súc (0,06 con/giờ/người). Các nghiên cứu trước đây cho thấy loài này chủ yếu đốt người trong nhà, nếu trường hợp muỗi đốt gia súc nhiều hơn thì có thể là lồi An. harrisoni. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này mật độ muỗi An. minimus bắt được với mật độ thấp nên chưa thể khẳng định được là loài An. harrisoni. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng các hoạt động phòng chống sốt rét kéo dài như phun tồn lưu trong nhà cũng làm ảnh hưởng đến tập tính của An. minimus, muỗi có xu hướng tránh hóa chất và hút máu ngồi nhà nhiều hơn. Mật độ của An. minimus thấp và không bắt được bằng mồi người trong và ngoài nhà trong nghiên cứu này cũng giảm đi vai trị truyền bệnh của lồi này như nghiên cứu của Ngun Văn Tuấn (2013) tại Đắk Nơng, Bình Phước và Vũ Việt Hưng (2020) tại Phú Yên không phát hiện được ký sinh trùng sốt rét trong muỗi An. minimus [46],[47].
Trong nghiên cứu này, loài chiếm ưu thế là An. dirus bắt được ở tất cả các phương pháp điều tra, trong đó phương pháp bẫy màn trong rừng có mật độ cao nhất (2,66 con/giờ/người) và cao hơn 4,9 và 9,5 lần so với bẫy màn ngồi nhà ở
bìa rừng và trong nhà ở bìa rừng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu tại Ninh Thuận mật độ An. dirus đốt người trong rừng cao hơn 3,4 lần so với khu bìa rừng [7]. Tương tự, điều tra tại Bình Phước và Đắk Nơng cho thấy mật độ muỗi
An.dirus ở trong rừng gấp 10 lần bìa rừng [39] và nghiên cứu tại Khánh Hòa gần
đây cũng cho kết quả tương tự [42]. Như vậy nguy cơ lan truyền sốt rét cao chủ yếu liên quan đến rừng, nơi có nhiều véc tơ sốt rét chính An. dirus.
Thống kê về phân bố của muỗi An. dirus trên toàn quốc từ 2013 - 2018 cho thấy loài muỗi này phân bố ở 47/411 điểm điều tra từ vĩ tuyến 10,60 (Bà Rịa
- Vũng Tàu) đến 16,50 (Quảng Trị), ngồi ra cịn bắt được tại Cơn Đảo. Muỗi
An.dirus phân bố chủ yếu trong rừng (44% đốt người trong rừng) [48]. Trong các nghiên cứu trước đây cũng kết luận An. dirus là lồi có phân bố gắn liền với rừng, ưa đốt máu người, trú đậu tiêu máu ngoài nhà. Nơi đẻ của An. dirus thường là các vũng nước nhỏ trong rừng như vết chân động vật, vết bánh xe trên đường, hốc đá, vũng suối cạn... Do có phân bố gắn liền với rừng nên những sự thay đổi sinh cảnh như rừng bị tàn phá cũng kéo theo sự thu hẹp diện tích phân bố của
An. dirus hoặc có sự phân bố trở lại khi rừng được phục hồi (Kondrashin, 1991).
Một véc tơ truyền SR mạnh ở khu vực Đông và Nam Á là An. dirus Peyton & Harrison, 1979, cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. An. dirus thuộc nhóm lồi An. leucophyrus, nhóm lồi này có khoảng gần 20 lồi [49]. Trước đây ở Việt Nam và một số nước Đơng Nam Á cho rằng đây là lồi An. balabacensis, sau này được xác định lại là An. dirus. Bằng nghiên cứu nhiễm sắc thể, điện di enzyme và PCR một số nghiên cứu từ thập kỷ trước đã khẳng định An. dirus là một phức hợp loài và đặt tên tạm thời một số thành viên (A, B, C, D, E, F…) An. dirus A, (Peyton & Harrison 1979); An. dirus B, (Hii, 1982); An. dirus C, An. dirus D, (Baimai et al, 1984)… [50]. Những thành viên này có phân bố khơng giống nhau, được tìm thấy từ tây Ấn Độ, Đơng Nam Á, đảo Hải Nam và Đài Loan Trung Quốc. An. dirus A có mặt ở vùng trung tâm và đông bắc Thái Lan, An. dirus D phân bố theo biên giới Thái Lan-Myanmar, phía tây bắc của bán đảo Malaysia.
An. dirus B chiếm ưu thế ở phía nam của bán đảo Malaysia. An. dirus C được
ở Ấn Độ và lồi An. dirus F chỉ có mặt ở biên giới Thái Lan - Malaysia (Baimai 1988) [51].
Các nghiên cứu gần đây bằng sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử, các tác giả đã đặt tên cho các lồi trong nhóm An. dirus s.l. ở Đơng Nam Á. Obsome Valrie và cộng sự (2007) đã nghiên cứu, tổng kết và vẽ được bản đồ phân bố của nhóm lồi này, bao gồm các loài đã được định tên: An. dirus ss, An. crascens,
An. scanloni, An. baimaii, An. nemophilous và An. dirus sl. chưa được xác định.
Đồng thời tác giả cũng nêu ra những ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường sống đến phân bố, vai trò truyền bệnh của chúng [52]. Ngồi ra cũng có một số tác giả đã nghiên cứu phân bố của An. dirus theo môi trường, sinh cảnh ở Ấn Độ bằng sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) [9]. Nói chung An. dirus được coi là lồi có phân bố gắn liền với rừng, ưa đốt máu người, trú đậu tiêu máu ngoài nhà. Nơi đẻ của An. dirus thường là các vũng nước nhỏ trong rừng như vết chân động vật, vết bánh xe trên đường, hốc đá, vũng suối cạn…
Trong nghiên cứu này, cả rừng và bìa rừng thuộc Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, véc tơ chính An. dirus và véc tơ phụ An. maculatus đều có xu hướng tìm đốt người, điều này cho thấy nguy cơ lan truyền sốt rét của người dân ở đây là rất cao, nhất là đối với những người thường ngủ lại tại rừng.
4.1. Một số tập tính của véc tơ sốt rét tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
4.1.1. Tập tính đốt mồi của muỗi An. dirus
Hoạt động đốt mồi của muỗi An. dirus trong suốt thời gian điều tra (18 – 24 giờ), trong đó thời gian muỗi hoạt động mạnh nhất từ 20-21 giờ. Kết quả này gần giống với kết quả nghiên cứu tại Khánh Vĩnh, Khánh Hòa, hoạt động đốt mồi của muỗi An. dirus mạnh nhất cả trong và ngoài nhà từ 20 - 23giờ [42]. Đỉnh hoạt động đốt mồi của An. dirus ở các nơi khác nhau cũng có sự khác biệt như ở miền tây Thái Lan đỉnh đốt mồi của An. dirus ở trong nhà từ 19 - 20 giờ, ở ngoài nhà đỉnh đốt mồi từ 23 - 24 giờ [3]. Nghiên cứu khác cũng tại miền tây Thái Lan đỉnh đốt mồi của An. dirus cả trong nhà và ngoài nhà từ 20 - 21 giờ [53]. Tại Bangladesh, thời điểm đốt mồi cao nhất của An. dirus ngoài nhà là từ 22 - 23 giờ và trong nhà là 1- 2 giờ. Hoạt đốt mồi của An. dirus giữa trong và ngoài nhà ở nghiên cứu này là khá rõ ràng, muỗi chủ yếu đốt người ngoài nhà. Tuy nhiên, nghiên cứu này khác với
nghiên cứu tại Khánh Vĩnh, Khánh Hòa hoạt động đốt mồi của An. dirus là tương đối giống nhau cả trong và ngoài nhà[25].
Ở Miền Trung Việt Nam, An. dirus bắt được trong nhà nhiều hơn 2 - 5 lần ngoài nhà [54]. Như vậy, sự khác biệt về mật độ muỗi đốt mồi của An. dirus giữa trong nhà và ngoài nhà khơng phải lúc nào cũng đồng nhất mà có sự khác nhau tùy theo không gian và thời gian. Ở huyện Vân Canh, Bình Định cũng như ở miền trung Việt Nam cho thấy từ 18 - 22 giờ mật độ An. dirus đốt mồi ngoài nhà cao hơn trong nhà, nhưng từ 22 - 5 giờ thì mật độ đốt mồi trong nhà lại cao hơn ngồi nhà, do đó cả đêm mật độ chúng đốt mồi trong nhà và ngoài nhà tương đương nhau [55]. Tại Thái Lan, An. dirus có tập tính ưa đốt mồi ngồi nhà [3]. Trong nghiên cứu này hoạt động đốt mồi ngồi nhà cao hơn trong nhà có thể do các hoạt động phịng chống cơn trùng như phun tồn lưu trong nhà cũng khiến cho hoạt động đốt mồi trong nhà giảm đi.
Hoạt động đốt mồi của An. dirus trong rừng diễn ra suốt thời gian điều tra, ngay khi trời bắt đầu tối (18 giờ) và mạnh nhất từ 21 - 22 giờ, mật độ giảm rõ nhanh đến 23 - 24 giờ. Kết quả này tương tự tại Sơn Thái, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa, hoạt động đốt mồi của muỗi An. dirus trong rừng mạnh nhất từ 21- 22 giờ [42]. Tương tự ở Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa, An. dirus có hoạt động đốt mồi suốt đêm và đỉnh đốt mồi từ 21 - 22 giờ [21]. Tại miền Nam Thái Lan, đỉnh đốt mồi của An. dirus sớm hơn từ 20 - 22 giờ [56]. Muỗi An. dirus trong rừng thường có sự thay đổi về đỉnh đốt mồi ở những địa điểm khác nhau có thể đỉnh đốt mồi sớm do địa điểm bắt muỗi gần với ổ bọ gậy hoặc địa điểm bắt muỗi xa ổ bọ gậy, muỗi cần thời gian để bay đến. Ở miền nam Myanmar, hoạt động đốt mồi trong rừng của An. dirus từ 18 giờ trở đi và có hai thời điểm đốt mồi cao nhất là vào lúc 19.30 và 21.30 [57]. Ở miền nam Thái Lan An. dirus có tần suất đốt mồi cao vào khoảng 22 - 01 giờ [58]. Nghiên cứu ở miền đông Thái Lan, hoạt động đốt mồi của An. dirus xuất hiện sớm hơn trong mùa khô lạnh, với 35 - 40% An. dirus bắt được trước 21 giờ, gấp đôi so với các mùa khác cùng thời gian [59]. Ở một số nơi, số lượng An. dirus bắt được trước nửa đêm là trên 85% tổng số muỗi bắt được trong cả đêm [54].
trong rừng thường diễn ra ngay từ giờ bắt muỗi đầu tiên (trời bắt đầu tối) và hoạt động mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 20 - 22 giờ. Điều này có thể đưa ra khuyến cáo cho những người có hoạt động vào thời gian này mà khơng có biện pháp phịng chống muỗi sẽ là nguy cơ mắc sốt rét rất lớn.
Tập tính đốt người trong nhà hay ngồi nhà của An. dirus có sự thay đổi