1.5. Thực trạng dạy học toán vận dụng vào thực tiễn cho HS lớp 5 hiện nay
1.5.3. Về sách GV và sách Thiết kế bài giảng
Các loại sách này thƣờng đƣợc xem nhƣ tài liệu chỉ đạo, hƣớng dẫn chuyên môn đối với GV, đƣợc viết khá trung thành với SGK. Nghĩa là các bài tập trong SGK đƣợc hƣớng dẫn cách DH theo đúng nội dung từng bài, khơng có sự thay đổi cũng nhƣ điều chỉnh trong các loại sách này. Sách Thiết kế bài giảng có đƣa thêm một số bài tập sau mỗi bài học nhƣng trong số các bài tập đó, các bài tập về bƣớc đầu vận dụng Toán học về cuộc sống cịn chƣa nhiều.
1.5.4. Về phía GV
Thơng qua trao đổi, tìm hiểu một số GV dạy lớp 5 thuộc các trƣờng Tiểu học trên địa bàn thị trấn Đoan Hùng về việc hiểu biết và khai thác ứng dụng thực tiễn vào DH mơn Tốn. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
- Tìm hiểu ứng dụng Tốn học trong thực tiễn: hầu hết những GV trên có quan tâm đến việc khai thác tình huống thực tiễn vào DH mơn Tốn và điều này đƣợc thể hiện ở hai cấp độ nhƣ sau:
Qua trao đổi với những GV trên thì 100% các thầy cơ đều cho rằng nếu tăng cƣờng khai thác các tình huống thực tiễn vào DH thì có thể làm cho HS tích cực hơn trong việc học mơn Tốn. Tuy nhiên việc tìm hiểu, khai thác các tình huống thực tiễn vào DH hiện nay của GV cịn hạn chế. Chúng tơi cho rằng hạn chế trên có thể do những ngun nhân chính sau:
+ Khối lƣợng kiến thức yêu cầu ở mỗi tiết học là khá nhiều và độ khó tăng dần theo cấp học khiến GV vất vả trong việc hoàn thành bài giảng trên lớp.
+ Do yêu cầu vận dụng Toán học vào thực tiễn không đƣợc đặt ra một cách thƣờng xuyên và cụ thể trong quá trình đánh giá (các nội dung yêu cầu khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn xuất hiện rất ít trong các kì thi).
+ Do áp lực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục nên dẫn đến cách dạy và cách học phổ biến hiện nay là “thi gì, học nấy”, “khơng thi, không học”.
+ Nhiều GV cho rằng SGK và Sách GV là pháp lệnh, phải tuân theo một cách tuyệt đối. Những GV này coi việc truyền thụ và áp đặt kiến thức của sách là chủ yếu trong DH. Chính vì vậy, các GV này khơng có ý thức cần phải thay đổi nội dung các bài tập trong đó có các bài tập về bƣớc đầu vận dụng Tốn học vào cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy mơn Tốn, những GV đó sử dụng các bài tập trong SGK một cách máy móc, khơng có sự thay đổi cho phù hợp với cuộc sống cũng nhƣ phù hợp với HS của mình.
1.5.5. Về phía HS
- Đa số các em nhận thức đƣợc tầm quan trọng của mơn Tốn và biết đƣợc tốn học rất cần thiết cho cuộc sống. HS cũng rất muốn biết về ứng dụng của nó trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều HS nghĩ rằng mơn Tốn là mơn học khó, vốn hiểu biết thực tế của HS rất hạn chế do đó các em thƣờng cảm thấy lúng túng khi phân tích tìm lời giải cho một bài tốn có nội dung thực tế.
- Còn một số HS chƣa quan tâm đến việc vận dụng tốn học vào thực tiễn, chƣa có sự liên hệ bài học vào cuộc sống. Khi làm bài tập vận dụng vào thực tiễn HS không quan tâm đến nội dung bài tập mà chỉ chú tâm vào việc tìm ra đáp số. - HS chịu tác động từ phía gia đình và nhà trƣờng, một số HS tâm niệm học để đƣợc điểm cao, để cho cha mẹ vui lòng, để đƣợc giấy khen, để đƣợc lên lớp,...
1.5.6. Cách đánh giá kết quả học tập
Kết hợp học với hành là một trong những quan điểm giáo dục quan trọng nhất của Đảng ta và cũng là một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất của lồi ngƣời trong cơng tác giáo dục. Thật vậy, việc nắm vững kiến thức không chỉ là để biết, để nhận thức bản chất hiện tƣợng, sự kiện…Điều mà chúng ta cần là hành động nhằm cải tạo thực tiễn, phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời. Thí nghiệm, thực hành, kĩ năng vận dụng…là những điều tuy quan trọng, cần thiết đến chất lƣợng đào tạo, đến sự phát triển lâu dài đối với mỗi con ngƣời nhƣng trƣớc mắt thì đƣợc coi là chƣa thật cần thiết đối với thầy giáo và HS. Có thể nói nhƣ vậy do tất cả những điều đó khơng nằm trong tiêu chuẩn đánh giá thi đua của các nhà trƣờng và cũng không nằm trong tiêu chuẩn thi cử, tuyển chọn.
Các đề kiểm tra đƣợc ra trong quá trình DH mơn Tốn đƣợc sử dụng để đánh giá kết quả DH mơn Tốn của GV và HS. Phần lớn các đề kiểm tra Tốn ở lớp 5 đều bám sát chƣơng trình SGK. Tuy nhiên, các bài tập có nội dung về bƣớc đầu vận dụng Toán học vào cuộc sống, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào giải quyết các vấn đề mang nội dung thực tiễn đƣợc xuất hiện rất ít trong các đề kiểm tra. Trong quá trình đánh giá thƣờng xun hoặc thơng qua các đợt thi (giữa kì, cuối kì) hầu nhƣ các ứng dụng trong các lĩnh vực ngồi Tốn học đều không đƣợc đề cập. Yêu cầu về việc kiểm tra kĩ năng vận dụng Toán học vào cuộc sống không đƣợc đặt ra một cách cụ thể và thƣờng xuyên trong quá trình đánh giá.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, chúng tơi đã trình bày sơ lƣợc cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Đề tài đã nêu đƣợc tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nƣớc; làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài; vai trị của tốn học với đời sống thực tiễn và nêu rõ quan điểm về dạy học mơn Tốn trong trƣờng Tiểu học theo hƣớng tăng cƣờng nội dung thực tiễn. Đồng thời, còn làm rõ thực tiễn dạy học Toán lớp 5 theo hƣớng tăng cƣờng nội dung thực tiễn về: nội dung, thực
trạng dạy học và một số khó khăn, hạn chế của GV khi dạy học. Thơng qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy rằng việc việc xây dựng hệ thống bài tập tốn có chủ đề liên quan đến thực tiễn cho HS lớp 5 là vô cùng quan trọng, thiết thực và cần thiết.
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẬN DỤNG TOÁN HỌC CHO HS LỚP 5
2.1. Những nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn.
Trong mục này, chúng tôi sẽ tập trung đƣa ra những nguyên tắc cho việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn trong giảng dạy tốn đối với HS lớp 5 - với chủ ý làm đậm nét hơn nữa các ứng dụng của toán học vào thực tiễn. Những nguyên tắc đề tài đƣa ra sẽ nhằm vào tính mục đích, tính khả thi, tính hiệu quả của việc xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn trong giảng dạy tốn cho HS lớp 5.
- Mục đích của hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn đƣợc xác định dựa trên cơ sở những mục đích chung của giáo dục tốn học, có chú ý đến những đặc điểm cụ thể của hệ thống. Mục đích của hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn liên quan chặt chẽ, phụ thuộc và phục vụ cho việc thực hiện các mục đích dạy học tốn ở nhà trƣờng. Mục đích của hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn với ý
nghĩa ứng dụng rõ rệt, thơng qua q trình rèn luyện cho HS khả năng và ý thức sẵn sàng ứng dụng tốn học vào thực tiễn, đồng thời góp phần tích cực để thực hiện tốt và tồn diện các nhiệm vụ dạy học tốn cho HS lớp 5.
- Tính khả thi của hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn đƣợc hiểu là khả năng thực hiện (xây dựng đƣợc, sử dụng đƣợc) hệ thống bài tập này trong thực tế dạy học ở trƣờng tiểu học hiện nay. Tính khả thi của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn phụ thƣợc vào rất nhiều yếu tố: Chƣơng trình, SGK, kế hoạch dạy học và quỹ thời gian thực hiễn, trình độ nhận thức chung của HS, khả năng trình độ thực hiện của GV, sự tƣơng hợp giữa các nội dung thực tiễn chứa đựng trong các bài tập… Một giải pháp khả thi là giải pháp thỏa mãn một cách đầy đủ và hài hòa các yếu tố trên.
-Tính hiệu quả của việc xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học toán đƣợc hiểu là sự tiến bộ vững chắc, mức độ thành thạo trong việc giải các bài tập có nội dung thực tiễn của HS, hình thành và phát triển ở họ thói quen và hứng thú vận dụng kiến thức tốn học vào các tình huống trong học tập, lao động sản xuất và trong đời sống. Tính hiệu quả phụ thuộc vào hệ thống bài tập (nội dung, mức độ, số lƣợng,...) cũng nhƣ các biện pháp sử dụng hệ thống bài tập này trong thực tế giảng dạy ở trƣờng Tiểu học.
Tính mục đích, tính khả thi và tính hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn có liên quan và gắn bó mật thiết với nhau, phối hợp, phụ thuộc và ảnh hƣởng lẫn nhau một cách biện chứng.
2.1.1. Việc xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn cho HS lớp 5 phải đảm bảo sự tôn trọng, kế thừa, phát triển Chương trình, SGK hiện hành.
Chƣơng trình và SGK mơn tốn đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm tiên tiến ở trong và ngoài nƣớc theo một hệ thống quan điểm nhất quán về phƣơng diện tốn học cũng nhƣ về phƣơng diện sƣ phạm, nó đã đƣợc thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc trong nhiều năm và đƣợc điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với mục tiêu đào tạo mới, phù hợp với thực tiễn giáo dục ở nhà trƣờng nƣớc ta.
Vì vậy, hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn muốn đƣợc thực thi phải phù hợp với chƣơng trình và SGK, hay nói cách khác: hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn phải đƣợc xây dựng trên cơ sở tôn trọng, kế thừa và phát huy, khai thác hết tiềm năng của chƣơng trình và SGK hiện hành, cụ thể là:
- Tận dụng triệt để những cơ hội sẵn có trong SGK (những tình huống lý thuyết, bài tập thực hành hay ngoại khóa,...) để đƣa các bài tốn có nội dung thực tiễn vào giảng dạy;
- Khai thác những tình huống ứng dụng tốn học vào thực tiễn cịn ẩn tàng; - Trong SGK có khá nhiều bài tập, nhƣng trong đó bài tập có nội dung thực tiễn cịn rất ít, cần đƣợc bổ sung và thay đổi cho phù hợp.
Tính khả thi và hiệu quả của việc chọn lọc, thay thế, bổ sung các bài tốn có nội dung thực tiễn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhƣ: quỹ thời gian thực hiện, bài tập đƣa vào (nội dung, số lƣợng, mức độ), tiềm năng thực hiện của thầy và trò, phƣơng pháp dạy học các bài tốn có nội dung thực tiễn,... Những yếu tố này không độc lập với nhau, mà trái lại chúng phụ thuộc và ảnh hƣởng lẫn nhau.
2.1.2. Hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn trước hết phải góp phần giúp HS nắm vững những kiến thức và kỹ năng cơ bản của chương trình tốn nói chung và tốn tiểu học nói riêng.
Giúp HS nắm vững chắc các kiến thức và kỹ năng tốn học cơ bản của chƣơng trình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của giáo dục toán học trong nhà trƣờng.
Theo Nguyễn Bá Kim: Các nhiệm vụ mơn tốn khơng tách rời nhau mà ngƣợc lại, chúng có liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Hay nói cách khác, các nhiệm vụ mơn tốn có tính "thống nhất trong tồn thể".
Sự liên quan giữa các nhiệm vụ dạy học tốn thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Tính tồn diện của các nhiệm vụ, vai trị cơ sở của tri thức, tầm quan trọng của kỹ năng, sự thống nhất của các nhiệm vụ trong hoạt động.
Tác giả Nguyễn Bá Kim trong cuốn sách Phƣơng pháp dạy học mơn tốn (1992) đã nhấn mạnh vai trò cơ sở của tri thức và tầm quan trọng của kỹ năng.
Tri thức là cơ sở để rèn luyện khả năng và thực hiện các nhiệm vụ khác. Sở dĩ tri thức đóng vai trị "cơ sở" của giáo dục tốn học là vì: khơng thể thực hiện tốt việc rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực trí tuệ, trau dồi các phẩm chất nhân cách cho HS, nếu nhƣ không làm cho họ nắm vững chắc các kiến thức cơ bản.
Cùng với vai trò cơ sở của tri thức, cũng cần thấy rõ tầm quan trọng của kỹ năng. Sự nhấn mạnh này đặc biệt cần thiết đối với mơn tốn vì mơn này đƣợc coi là môn học công cụ trong nhà trƣờng. Muốn nắm đƣợc công cụ, cần thiết phải luyện tập vận dụng tri thức và rèn luyện kỹ năng.
Nhƣ vậy chúng ta thấy rằng, giúp cho HS nắm vững các kiến thức và kỹ năng tốn học cơ bản khơng những là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là cơ sở cần thiết để thực hiện tốt toàn diện các nhiệm vụ khác của giáo dục tốn học trong nhà trƣờng. Vì thế, mọi hoạt động dạy học, ở tất cả các nội dung, trƣớc hết và luôn phải chú ý hƣớng tới làm cho HS nắm vững chắc các kiến thức và kỹ năng cơ bản.
2.1.3. Hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn cần được triệt để khai thác ở những chủ đề có nhiều tiềm năng.
Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn khơng phải ở chủ đề nào cũng có thể thực hiện đƣợc một cách khả thi và có hiệu quả. Nó phụ thuộc vào ngay chính bản thân của chủ đề, kiến thức có trong chủ đề đó. Những tình huống thực tiễn xung quanh chúng ta phong phú và đa dạng, có rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, tuy nhiên đối với HS Tiểu học chỉ những vấn đề quen thuộc, gần gũi mới phù hợp với kiến thức và kĩ năng mà các em đƣợc học.
Chính vì vậy, cần khai thác tốt bài tốn có nội dung thực tiễn ở những chủ đề có nhiều tiềm năng, đó chính là cơ sở quan trọng trong việc rèn luyện cho HS ý thức và khả năng sẵn sàng ứng dụng toán học vào thực tiễn.
Có những chủ đề, việc vận dụng kiến thức thể hiện ở mức độ cao trong cuộc sống, khó và khơng thực sự gần gũi với HS, không nên cố khai thác nhiều ở những chủ đề này.
Vì những lý do trên, để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn, cần lựa chọn các bài tốn một cách cẩn thận, có chú ý triệt để khai thác các bài toán ở những chủ đề có nhiều tiềm năng.
2.1.4. Hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn phải được chọn lọc để nội dung sát với đời sống thực tế, sát với quá trình lao động sản xuất và đảm bảo tính đa dạng về nội dung.
Trong phạm vi nhà trƣờng, việc tăng cƣờng rèn luyện và bồi dƣỡng ý thức ứng dụng toán học cho sinh đƣợc thực hiện chủ yếu thơng qua các bài tập có nội dung thực tiễn. Qua các bài tập này, HS đƣợc luyện tập sử dụng các kiến thức và kỹ năng toán học để giải quyết bài toán thực tiễn trong đời sống sản xuất. Để đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả, những tình huống này phải đơn giản, gần gũi, quen thuộc với HS, nói chung chỉ mang tính mơ phỏng. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống bài tốn có nội dung thực tiễn, cần phải chọn lọc những bài tốn là những tình huống sát hợp với SGK hay những tình huống sát hợp với vốn kinh nghiệm trong đời sống, lao động sản xuất của HS. Những tình huống đó phải là những tình huống xuất hiện trong thực tế. Các tình huống nhƣ vậy tạo ra một bức tranh sinh động về bài tốn thực tiễn mà HS có thể cảm thu đƣợc.