CHƯƠNG 4 XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI MỎ LỘ THIÊN
4.3.3. Xác định biên giới khai thác mỏ lộ thiên bằng phương pháp phương án trên phần
trên phần mềm COMFAR
Khi lập dự án khả thi đầu tư khai thác mỏ, một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án là sản lượng mỏ và chiều sâu khai thác hợp lý. Khi tính chọn hai chỉ tiêu này có hàng loạt các thơng số liên quan. Việc tập hợp các thông số tối ưu cho nhiều phương án để chọn một phương án khả thi nếu thực hiện bằng các tính tốn thủ cơng sẽ rất phức tạp, nhưng nhờ có sự trợ giúp của máy tính điện tử thơng qua các phần mềm ứng dụng thì các cơng việc trên sẽ được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn. Một trong những phần mềm có chức năng như trên đó là phần mềm COMFAR.
Nội dung của phần mềm này có thể miêu tả như sau: Căn cứ vào các tham số đầu vào về đầu tư ban đầu, đầu tư bổ sung hàng năm, vốn lưu động từng năm, chi phí vận hành, doanh thu, nguồn vốn, lãi suất, thuế, tỷ lệ chiết khấu dòng tiền,... mà COMFAR đưa ra các chỉ tiêu để lựa chọn như NPV - giá trị chênh lệch thu trừ chi trong từng năm của cả đời mỏ hay trong giai đoạn tính tốn quy đổi về giá trị hiện tại (Net Presant Value - thường gọi là giá trị hiện tại rịng); chỉ số IRR, PBP - hệ số hồn vốn nội tại, thời gian thu hồi vốn; DSR - khả năng trả nợ của xí nghiệp; BEP- điểm hồ vốn,... Với các chỉ tiêu nêu ở trên, để xác định biên giới và sản lượng mỏ hợp lý, ta có thể chọn chỉ tiêu NPV để tính tốn: T 0 i 1 T i ) r 1 ( NCF NPV (4.10) Trong đó:
T - Số năm hoạt động của mỏ (có liên quan tới trữ lượng khai thác hay biên giới và sản lượng mỏ);
NCFi - Tiền chênh lệch thu chi trong năm khai thác thứ i của mỏ (có liên quan tới công nghệ, đầu tư, ...);
r - Tỷ suất chiết khấu vốn đầu tư, thường lấy bằng lãi suất vay ngân hàng trên thị trường vốn (có liên quan tới sự ổn định kinh tế, xã hội).
Để xác định được biên giới khai thác và sản lượng mỏ hợp lý cần xác lập mối quan hệ NPV= f(H,A) theo các bước sau:
1. Xác định phương án sản lượng mỏ: căn cứ vào các thông tin kinh tế và dự báo nhu cầu sản phẩm trên thị trường trong nước hay xuất khẩu mà dự kiến một số phương án sản lượng để tính chọn Ai.
2. Trên mặt cắt hay bình đồ địa chất, vạch ra một số phương án độ sâu (Hi) để giả định được biên giới mỏ. Đối với mỗi phương án độ sâu tương ứng từng phương án sản lượng, ta chọn phương án mở vỉa và giải pháp cơng nghệ, tính đầu tư ban đầu và bổ sung, từ đó tính chi phí sản xuất. Căn cứ vào trữ lượng năm trong ranh giới khai
thác và sản lượng, xác định thời gian tồn tại của mỏ T, xác định các hệ số thu hoạch của công nghệ khai thác và chế biến quặng cũng như tính được khối lượng sản phẩm hàng hoá. Căn cứ vào giá bán sản phẩm tương tự trên thị trường để tính doanh thu.
Tóm lại, phải đưa các số liệu đầu vào cho Comfar với tập hợp các phương án sản lượng và chiều sâu của mỏ để nhận được các chỉ số trả lời của Comfar (trong đó có chỉ tiêu NPV):
+ Nếu NPV > 0: sản xuất của mỏ trong T năm với chiều sâu và sản lượng tương ứng là có lãi hay nói cách khác là mỏ thu được tổng hiệu quả kinh tế quy chuyển lớn hơn ”0”.
+ Nếu NPV = 0: Với chiều sâu và sản lượng đó thì trong suốt thời gian tồn tại mỏ không thu được hiệu quả kinh tế, nhưng khối lượng tài nguyên thu hồi được lớn hơn. Do đó, đơi khi để quan tâm tới yếu tố tận thu tối đa tài ngun lịng đất thì biên giới được chọn tương ứng với độ sâu có NPV= 0 hoặc xấp xỉ.
+ Nếu NPV < 0: Tương ứng với chiều sâu và sản lượng đó thì trong suốt đời mỏ việc hoạt động kinh tế luôn bị thua lỗ.
Để minh họa cho phương pháp này, lấy thí dụ cho một mỏ kim loại trên phần mềm Comfar với các phương án về chiều sâu và sản lượng trong bảng 4.1.
Bảng 3.1. Minh hoạ việc xác định biên giới bằng phần mềm COMFAR
Dự kiến độ
sâu đáy mỏ, m Sản lượng dự kiến, triệu tấn/năm
NPV, tỷ đồng -160 5 10 15 - 16.5 - 6.7 - 1.8 -250 5 10 15 - 20.2 + 1.4 + 27.7 -400 5 10 15 - 23.4 + 2.1 + 3.9 -500 5 10 15 - 26 - 1.5 - 16
Với kết quả tính tốn ở trên, phương án tương ứng có độ sâu kết thúc của đáy mỏ ở mức -250 m và sản lượng 15 triệu tấn/năm là phương án có giá trị NPV lớn nhất (27,7 tỷ đồng). Đây chính là phương án tối ưu về hiệu quả kinh tế. Nếu muốn tận thu tối đa tài ngun lịng đất thì có thể chọn phương án có độ sâu kết thúc mỏ là -400 m và sản lượng 15 triệu tấn/năm, và chấp nhận NPV giảm xuống chỉ còn 3,9 tỷ đồng.
Trong quá trình phát triển của dự án khai thác mỏ lộ thiên có thân khống cắm dốc vào lịng đất, nếu tính NPV luỹ tiến đến từng thời điểm thì:
- Trong thời kỳ xây dựng mỏ, NPV ngày càng tăng theo chiều âm và đến thời điểm kết thúc xây dựng mỏ NPV có giá trị âm lớn nhất (cực tiểu).
- Khi mỏ bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh và có hiệu quả, đường cong NPV=f(T), (T - thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh của mỏ lộ thiên) bắt đầu đi lên và sẽ gặp trục hoành tại điểm To (NPV = 0). To có thể coi là thời hạn thu hồi vốn. Sau đó tiếp tục hoạt động, mỏ xuống sâu và mở rộng dần biên giới thì NPV có giá trị dương và lớn dần về giá trị tuyệt đối, nhưng hệ số góc của đường cong NPV giảm dần (do hệ số bóc đất đá ngày càng tăng) và đạt giá trị lớn nhất (NPV → max) tại thời điểm Tc. Tại thời điểm này, giá thành sản phẩm mỏ cân bằng với giá bán (Ksx = Kgh) và mỏ hoà vốn. Nếu tiếp tục mở rộng bên giới và khai thác xuống sâu thêm thì việc hoạt động sản xuất kinh doanh của mỏ ngày càng thua lỗ (do hệ số bóc Ksx càng ngày càng lớn), đường cong NPV bắt đầu đi xuống và sẽ gặp trục hoành tại thời điểm TK (NPV = 0); điều này có nghĩa là suốt giai đoạn từ Tc đến TK mỏ luôn luôn bị lỗ và tiêu tốn hết toàn bộ lợi nhuận thu hồi được của cả giai đoạn khai thác trước (từ To đến Tc). Xét về mặt kinh tế thì độ sâu khai thác tương ứng với Tc là biên giới hợp lý. Nếu đứng ở góc độ “tận thu tối đa tài nguyên lòng đất“ thì mỏ có thể mở rộng biên giới tới độ sâu tương ứng với thời điểm kết thúc TK; điều này là không khả thi trong cơ chế kinh tế thị trường, nhất là khi mỏ có tuổi thọ lớn.