KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP đổi mới CÔNG tác QUẢN lý (Trang 26 - 29)

1. Kết luận:

Chúng ta đều biết trong mỗi nhà trường, đội ngũ giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục, muốn có chất lượng tốt phải có đủ nguồn nhân lực con người tham gia công tác giảng dạy và phục vụ cho hoạt động trong nhà trường. Đội ngũ nhân lực ấy phải vững vàng tay nghề, tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thương học sinh. Để mỗi giáo viên phát huy hết năng lực, hiệu quả làm việc người cán bộ quản lý phải phân công việc cho mỗi người phù hợp với năng lực sở trường và phần nào đáp ứng nguyện vọng của mỗi người. Đặc biệt là trong quá trình quản lý, người quản lý phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cả về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, trình độ chun mơn nghiệp vụ. Công việc này phải làm thường xuyên liên tục và bằng nhiều hình thức, nhiều giải pháp một cách linh hoạt, sáng tạo. Đồng thời mỗi nhà trường rất cần có mơi trường giáo dục lành mạnh đó là một khơng khí làm việc vui vẻ, dân chủ, đoàn kết thống nhất, đồng thuận từ trên xuống dưới thực hiện theo kế hoạch đảm bảo mục tiêu và các giải pháp thực hiện phù hợp nhằm khơi dậy, thúc đẩy tinh thần làm việc của mỗi người trong các hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung, hoạt động dạy và học nói riêng đạt hiệu quả cao nhất.

Kết quả nghiên cứu và thực hiện đề tài đã thể hiện rõ tính thực tế, đúng đắn tính hiệu quả qua minh chứng so sánh kết quả. Kết quả điều tra, theo dõi, phân tích tổng hợp cơ bản ở trường Tiểu chúng tôi phản ánh khách quan, chất lượng dạy học đã đi vào “thực chất”. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên từng bước được nâng cao.

Trong q trình thực hiện cơng tác quản lý chuyên môn điều làm tôi trăn trở nhất là làm thế nào để chất lượng, tay nghề của giáo viên ngày càng nâng cao. Đây chính là động lực thơi thúc tôi không ngừng nghiên cứu phương pháp đổi mới cơng tác quản lý, tìm ra những biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng cho đội ngũ, giúp họ tự tin hơn, sáng tạo hơn trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản thân tơi gặp cũng gặp khơng ít khó khăn nhưng cũng nhận được sự hợp tác nhiệt tình của các thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường cũng như đội ngũ

giáo viên đoàn kết. Đặc biệt sự tư vấn dẫn dắt kịp thời của lãnh đạo cán bộ phòng, cán bộ cấp trên, cán bộ quản lý trong mỗi lần học bồi dưỡng chuyên môn, cũng như các lần các đoàn về kiểm tra đã kịp thời rút kinh nghiệm trong cách quản lý chuyên môn của nhà trường được đúng hướng có chiều sâu. Vậy nên tơi đã hồn thành tốt cơng việc của mình. Nhà trường đã từng bước tạo được uy tín đối với ngành cũng như từ phía phụ huynh học sinh và lãnh đạo địa phương.

Kết quả trên là minh chứng cho cách làm của tôi là đúng. Tôi sẽ tiếp tục phát huy cách làm của mình để duy trì và phát huy những kết quả đạt được trên con đường giáo dục lâu dài của mình.

2. Những đề xuất kiến nghị:

2.1.Đối với giáo viên:

Cần nhận thức đúng đổi mới căn bản tồn diện giáo dục. Có động cơ tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng học chuẩn chức danh nghề nghiệp. Làm tốt cơng tác bàn giao nắm được đặc điểm tâm lí, hồn cảnh của học sinh để có biện pháp giảng dạy và giáo dục phù hợp.

Trú trọng thiết kế bài dạy phù hợp với các đối tượng học sinh, quan trọng đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học tạo môi trường mọi người cùng học, cùng thể hiện và chấp nhận sự phát triển khác nhau của học sinh (dạy học phân hóa đối tượng).

2.2.Đối với cán bộ quản lý nhà trường:

Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phận trong nhà trường rõ ràng để đội ngũ quản lý, giáo viên nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lí, chỉ đạo tổ chức và thực hiện kế hoạch năm học kiểm tra đánh giá ghi nhận kết quả chất lượng giáo dục của nhà trường, công khai chất lượng giáo dục.

2.3. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo:

Hàng năm tổ chức các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng cho các bộ quản lí, giáo viên về chun mơn, nghiệp vụ và cơng tác chỉ đạo, quản lí.

Duy trì tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

Tham mưu với cấp có thẩm quyền đầu tư kinh phí đáp ứng về cơ sở vật chất phịng học, phịng bộ mơn và phịng đa năng, cơng trình phụ trợ và phân bổ đủ ngồn lực giáo viên để đáp ứng nhu cầu hoạt động dạy và học trong những năm học tới.

góp của đồng chí đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài của tơi được hoàn thiện và được phổ biến áp dụng rộng rãi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

, ngày tháng năm 2022

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Luật giáo dục 2005 2- Điều lệ trường tiểu học.

3- Nghị quyết TW 2 khóa VIII về giáo dục.

4- Chiến lược phát triển giáo dục 10 năm từ 2011-2020 5- Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2017-2018

6- Các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục hiện hành.

7. Tài liệu bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH hạng III; II. 8. TT22/2016 BGD về đánh giá học sinh Tiểu học.

MỤC LỤC

Nội dung Trang

A- Đặt vấn đề 1-2

B- Giải quyết vấn đề 3

I- Cơ sở lý luận 3

II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4 III- Các biện pháp và tổ chức thực hiện 6 IV- So sánh đối chứng kết quả. 19

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP đổi mới CÔNG tác QUẢN lý (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w