.Khung và cơ cấu dẫn động của băng tải

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khí và đo lường cho giường chuyển bệnh nhân bán tự động (Trang 101 - 104)

Trong Hình 4.9, khung băng tải đã được lắp đặt cố định vào khung giường, đây là cụm cơ cấu được giới thiệu trong mục 2.1.1.2 cùng với đó là bài tốn mơ phỏng độ bền của inox chữ U và ứng suất cắt trên ba bu lông M12 cố định trên tấm bách trong mục 2.3.4.

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ

Khung sường được chế tạo từ các vật liệu quen thuộc, có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường như thép U, thép L, lập là và ống inox. Chúng được đo và cắt theo bản thiết kế sau đó hàn lại với nhau.

Hình 4.9- Lắp đặt khung băng tải và cố định vị trí hai kích nâng điện Bên cạnh đó, vị trí hai kích điện (màu đen) đã được lắp đặt và điều chỉnh sao cho vận tốc hai thiết bị này là tương đương với nhau. Sở dĩ nhóm tác giả sửa đổi thiết kế này từ một thành hai kích điện là do vấn đề phát sinh trong quá trình chế tạo và thử nghiệm. Chỉ một kích điện ở chính giữa thì việc nâng hạ của hai ụ sẽ khơng được đồng nhất. Đã xảy ra trường hợp chỉ một ụ được nâng cao hơn ụ cịn lại, vì lý do đó nên nhóm tác giả quyết định sẽ sử dụng hai kích điện. Cơ cấu liên kết kích điện và băng tải được giới thiệu trong Hình 4.10. Một thanh đỡ được cố định dưới hai ụ trượt. Cơ cấu liên kết sẽ nối kích điện và thanh đỡ với nhau. Khi kích điện đi lên, thanh đỡ sẽ đẩy ụ trượt và cả hệ băng tải đi lên. Khi kích điện hạ độ cao, cơ cấu liên kết và trọng lực cũng sẽ tạo lực kéo ụ đi xuống.

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ

Hình 4.10- Kết cấu liên kết băng tải và kích điện nâng hạ

Hình 4.11- Các chi tiết chính dẫn động băng tải

Hình 4.11 cho ta cái nhìn chi tiết hơn về cơ cấu dẫn động băng tải động cơ được gắn với bánh răng chủ động. Khi động cơ quay, bánh răng này truyền chuyển động sang hai bánh răng bị động và làm quay hai ru lô băng tải, hai ru lô này được gá với bách liên kết thông qua ụ đỡ. Độ căng của băng tải có thể được điều chỉnh dễ dàng thơng qua ru lô đỡ. Kết cấu này được chế tạo để có thể dễ dàng tháo lắp cũng như cân chỉnh.

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ

Hình 4.12- Hình ảnh thiết bị giường chuyển bệnh được lắp đặt hồn thiện

Hình 4.13- Ru lơ mép băng tải

Phần khung băng tải sau đó được bọc inox có độ dày 0.8 mm. Bề mặt được làm bóng và phẳng để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như hỗ trợ băng tải dễ dàng trượt trên bề mặt này. Có thể thấy phần mép ngồi băng tải được làm góc nhọn theo bản thiết kế. Như đã biết, góc này sẽ giúp băng tải dễ dàng luồn xuống dưới người bệnh nhân. Ru lô mép băng tải cũng là cơ cấu giúp việc trượt của băng tải dễ dàng hơn. Qua đó có thể giảm thiểu ma sát trượt bằng cách chuyển chúng thành ma sát lăn. Ru lô này cấu tạo đơn giản từ ống inox.

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khí và đo lường cho giường chuyển bệnh nhân bán tự động (Trang 101 - 104)