Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ơng chủ ra đồng. Ta khơng muốn cả
thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho để lăn vào
đó. Cịn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ơng chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khơ nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mịn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “mong được ông chủ mang gieo
xuống đất”?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu
văn sau: “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ơng chủ mang gieo xuống đất. Nó
thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới”.
Câu 4. Từ câu chuyện về hai hạt lúa, anh/chị hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất dành cho
bản thân. Lí giải vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ “Tỏ lịng” (Thuật hồi) - Phạm Ngũ Lão, từ đó rút ra những biểu hiện của hào khí Đơng A.
TRƯỜNG THPT YÊN HỊA BỘ MƠN: NGỮ VĂN BỘ MƠN: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN (Gồm 03 trang) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần Câu Nội dung Điểm
I
ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên là: Tự sự trên là: Tự sự
0,5
2 Hạt lúa thứ hai “mong được ông chủ mang gieo xuống đất” vì nó muốn bắt đầu một cuộc đời mới muốn bắt đầu một cuộc đời mới
0,5
3 Biện pháp tu từ: Nhân hóa “hạt lúa…ngày đêm mong” “nó thật
sự sung sướng”
Tác dụng: Hình ảnh hạt lúa vốn vơ tri vơ giác trở nên có cảm xúc như con người; qua đó bộc lộ một quan điểm sống tích cực, có ý nghĩa; giúp câu văn trở nên sống động có hồn.
0.25
0.75
4 HS rút ra bài học ý nghĩa nhất cho bản thân. Lí giải vì sao? Lưu ý: HS lựa chọn và lí giải thuyết phục; quan điểm đúng đắn, Lưu ý: HS lựa chọn và lí giải thuyết phục; quan điểm đúng đắn, tích cực.
Gợi ý:
+ Chọn lối sống đẹp, sống tích cực, sống cống hiến + Chọn lối sống dám đương đầu với khó khan thử thách + Đó là lối sống dám đương đầu với khó khan thử thách + Tránh xa lối sống vị kỉ, chỉ biết đến bản thân….
1.0
II
LÀM VĂN 7,0
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ “Tỏ lịng” (Thuật hồi) của Phạm Ngũ Lão, từ đó rút ra những biểu hiện của hào khí Đơng A.
d. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề,
Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
0.25
e. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ “Tỏ lịng” (Thuật
hồi) của Phạm Ngũ Lão; từ đó rút ra những biểu hiện của hào khí Đơng A
0.25
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận - Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão; tác phẩm Thuật hồi (Tỏ lịng)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp con người và thời đại, biểu hiện của hào khí Đơng A
0.5
*Giới thiệu khái quát bài thơ: nhan đề, xuất xứ- hồn cảnh sáng tác * Phân tích vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần
- Vẻ đẹp tư thế, tầm vóc của trang nam nhi thời Trần: (biểu hiện qua hành động “hồnh sóc”, khơng gian “giang sơn”, thời gian “ kháp kỉ thu”) - Vẻ đẹp sức mạnh, khí thế quân đội nhà Trần: Sức mạnh đồn kết, khí thế ngút trời (hình ảnh so sánh, phóng đại, ước lệ tương trưng “ tam quân tì hổ”, “ khí thơn Ngưu”)
- Vẻ đẹp ý chí: Chí làm trai, người anh hùng thời Trần coi công danh là cái nợ phải trả, phải để lại tiếng thơm cho đời
- Vẻ đẹp tấm lòng: Nỗi “thẹn” thể hiện nhân cách lớn lao, hoài bão cao đẹp của con người có trách nhiệm với tổ quốc
->Liên hệ về trách nhiệm thanh niên thế hệ trẻ ngày nay với đất nước
* Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt; ngôn ngữ cơ đọng hàm súc; hình tượng thơ đẹp, lãng mạn, giàu sức gợi; Giọng thơ mạnh mẽ, hùng tráng. …
0.5 3.0
0.5
* Biểu hiện hào khí Đơng A
- Hào khí Đơng A: Là hào khí chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược của nhà Trần
- Biểu hiện về hào khí Đơng A trong bài thơ:
+ Niềm ngưỡng mộ tự hào trước vẻ đẹp con người và thời đại + Ý chí quyết tâm, tinh thần trách nhiệm và khát vọng cống hiến + Hùng tâm tráng trí của người anh hùng
1.0
4. Khẳng định vấn đề theo yêu cầu đề bài 0.25
d.Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0.25
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II= 10,00 điểm Lưu ý chung:
6. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm
7. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt chặt chẽ, lưu lốt, có cảm xúc
8. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, bài viết có thể khơng giống đáp án, có những ý ngồi đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục
9. Không cho quá 3.5 điểm với những bài chỉ kể lể, diễn xuôi tác phẩm Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả