CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3. Hiện trạng phát thải kim loại nặng từ lò đốt rác sinh hoạt
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tro thải từ lò đốt rác thải sinh hoạt bao gồm phần tro bay và tro đáy. Trong tro thải có chứa nhiều thành phần các chất, đặc biệt là các kim loại nặng như Hg, Cd, Pb, As, Ni…Tại Trung Quốc, Ping Wang và các cộng sự đã nghiên cứu về tro bay từ các lò đốt rác thải sinh hoạt như một chất làm gia tăng sự ô nhiễm kim loại nặng. Nghiên cứu đánh giá xu hướng thời gian và không gian trong sự phân bố của As, Cd, Cr, Cu, Ni, Pb, Zn và Hg trong tro bay từ lò đốt rác sinh hoạt từ năm 2003 đến năm 2017 và ước tính lượng kim loại nặng tồn tại liên quan đến tro bay và hàm lượng kim loại nặng trung bình trong chất thải rắn sinh hoạt của Trung Quốc dựa trên khối lượng của chúng trong q trình đốt rác thải. Người ta ước tính rằng các lị đốt rác ở Trung Quốc đã phát thải khoảng 1,12 x 102 tấn Cd, 2,96 x 103 tấn Pb, 1,82 x 102 tấn Cr, 3,64 x 104 tấn Zn, 1,00 x
102 tấn Ni, 7,32 x 103 tấn Cu, 2,42 x 102 tấn As, 1,47 x 101 tấn Hg tương ứng với tro bay năm 2016 [5].
Tại tỉnh Chiết Giang, kết quả phân tích kim loại trong tro đáy cho thấy hàm lượng trung bình của Zn, Mn, Cu, Pb và Cr vượt quá 300 mg/kg. Kết quả của quy trình chiết xuất tuần tự (SEP) cho thấy mặc dù phần cặn là phần chính của các kim loại nặng trong tro đáy nhưng vẫn có 1,84 mg Cd, 86,21 mg Cu, 83,46 mg Pb và 939,46 mg Zn trong 1kg tro đáy có khả năng rửa trôi, cho thấy mối đe dọa lớn đối với môi trường xung quanh [6].
Ở Nhật Bản, nghiên cứu về sự phân bố kim loại trong các chất thải rắn đơ thị cịn sót lại sau q trình đốt cho thấy các kim loại như Fe, Cu, Cr và Al chủ yếu vẫn ở trong tro đáy trong khi Cd bốc hơi từ lò và ngưng tụ thành tro bay. Khoảng 2/3 lượng Pb và Zn được tìm thấy trong tro đáy mặc dù chúng có độ bay hơi cao [7].
Trong một nghiên cứu khác về các kim loại trong môi trường đất xung quanh lò đốt rác sinh hoạt ở Trung Quốc cho thấy rằng đất xung quanh lị đốt rác sinh hoạt bị ơ nhiễm vừa bởi Cu, Pb, Zn, Hg và bị ơ nhiễm nặng bởi As, Cd. Lị đốt chất thải rắn sinh hoạt có ảnh hưởng đáng kể đến sự phân bố các kim loại trong đất ở các khoảng cách khác nhau từ vị trí lị đốt. Kết quả phân bổ nguồn cho thấy lò đốt chất thải, nguồn tự nhiên, nguồn thải công nghiệp và nguồn đốt than là bốn nguồn tiềm năng chính tạo ra kim loại nặng trong đất với sự đóng góp của lần lượt là 36,08%, 29,57%, 10,07% và 4,55% [8].
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam các nghiên cứu về thành phần tro thải từ lò đốt chủ yếu tập trung nghiên cứu về tro thải từ các nhà máy phát điện, sản xuất thép còn các nhà máy đốt rác sinh hoạt chưa được quan tâm nhiều. Trong những năm gần đây lượng rác thải khó phân hủy từ các đồ gia dụng nhựa, túi nilong có xu hướng tăng đang là một trong những thách thức đối với công tác xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam. Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2019 đã tăng 46% so với năm 2010.
Năm 2015, tác giả Ngô Trà Mai và cộng sự đã có bài nghiên cứu về thành phần tro xỉ từ lị đốt rác sinh hoạt phát điện của Nhà máy xử lý rác Đan Phượng – Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng của các kim loại nặng như As, Cd, Pb, Zn, Ni dao động trong khoảng từ 0 – 1020 ppm. So sánh với ngưỡng chất thải nguy hại theo QCVN 07 :2009/BTNMT, hàm lượng các kim loại trên
đều nằm trong ngưỡng cho phép và nhóm nghiên cứu cũng đề xuất hướng sử dụng tro thải vào mục đích như : sử dụng trong cơng nghiệp vật liệu, làm phụ gia cho công nghiệp sản xuất xi măng, sử dụng cải tạo đất nông nghiệp, cải tạo phục hồi môi trường của một số mỏ khai thác đá vôi [9].