Các cơ quan chức năng cũng nên tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi bằng cách tham gia ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm tranh thủ những ưu đãi về thuế, thị trường bằng các nỗ lực ngoại giao, chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đã và đang tham gia đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin và kinh nghiệm hội nhập là hết sức quan trọng. Các quốc gia đi trước đã mở các lớp bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin và các quy định cần thiết để các doanh nghiệp nắm bắt và có thể điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp để có thể cạnh tranh và phát triển được.
Ngoài ra để giúp các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường và đối tác mới, thu thập thơng tin về tình hình kinh tế, thị trường, sản phẩm một cách nhanh chóng, kịp thời,chính xác và đồng bộ các cơ quan Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan thương mại, phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam cần cố gắng thực hiện hiệu quả hơn nữa các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Ngồi những vấn đề trên Nhà nước cần phải tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, tận dụng hết khả năng chất xám của những cá nhân vào mọi lĩnh vực. Cần có chính sach thích hợp đào tạo những tài năng trẻ để giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt để tạo nguồn tri thức trẻ trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dỗn Kế Bơn(2010), Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành Chính
2. Thơng Thái – PGS.TS. An Thị Thanh Nhàn(2011), Quản trị logistics kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
3. Vũ Anh Tuấn (2015), Slide bài giảng môn quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế, Bộ mơn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế, Trường Đại học Thương Mại.
4. Báo cáo tài chính Cơng ty CP thép Miền Bắc năm 2014, 2015 và 2016 5. Thống kê số liệu xuất nhập khẩu sắt thép Việt Nam các năm 2014, 2015 và 2016 của Tổng cục Hải quan