3.3. Phân tích thực trạng xuất khẩu và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu quế hồi của công
3.3.1. Khái quát thị trường EU
EU là một thị trường rộng lớn, bao gồm 28 quốc gia mà ở đó hàng hó, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do, có đặc điểm kinh tế xã hội khá giống nhau nên dễ tìm hiểu và khai thác; là một thị trường thống nhất hải quan, có định mức thuế hải quan chung cho tất cả các nước thành viên. EU không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn mà còn là một trong những thị trường nhập khẩu hàng đầu thế giới. Hơn nữa, buôn bán của EU với các nước đang phát triển cũng đang rất năng động. Không chỉ riêng đối với quế hồi mà những mặt hàng lâm sản khác cũng coi EU là thị trường mục tiêu bởi đây không chỉ là một thị trường rộng lớn mà cịn có các chính sách ưu đãi trong khu vực. Về chính trị, EU khơng phải là một đế quốc với hệ tư tưởng cứng nhắc. Các nước thành viên đều tuân theo một đường lối chung về dân chủ.
Về thói quen tiêu dùng, EU là khu vực có mức GDP bình qn đầu người khá cao, nên nhu cầuvề hàng hóa rất đa dạng phong phú và khả năng chi tiêu ở đây là rất lớn. EU có nhiều quy định bảo vệ quyền của người tiêu dùng về an toàn chung của các sản phẩm được bán ra. Tất cả các sản phẩm bán ở thị trường này phải được đảm bảo trên tiêu chuẩn chung của EU. EU là một thị trường đồng nhất nên các doanh nghiệp có thể tạo mẫu mã thu hút cho tồn khối, tuy nhiên vẫn điểm khác biệt giữa văn hóa các nước. Do đặc điểm đời sống cao nên họ thường đòi hỏi các sản phẩm phải tương xứng về chất lượng. Hàng hoá được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đầy đủ về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn cao. Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. Hiện nay EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện
tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có điều kiện chưa đạt mức an tồn ngang với tiêu chuẩn EU. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng EU tích cục tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền, ngồi ra EU cịn đưa ra các chỉ thị kiểm sốt từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng. Đối với nhóm mặt hàng nơng sản khi nhập khẩu vào thị trường EU, phải đảm bảo an toàn vệ sinh cao, chất lượng phải đảm bảo chất lượng chung của EU. Đặc biệt những sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hàng rào kĩ thuật của EU được cho là phức tạp và thách thức nhiều nhất đối với các doanh nghiệp không chỉ riêng Việt Nam. Các khách hàng EU nổi tiếng là khó tính về mẫu mốt, thị hiếu, khác với Việt Nam nơi giá cả có vai trị quyết định trong việc mua hàng. Đối với phần lớn người dân EU thì chất lượng là một trong những yếu tố quyết định. Chỉ khi các yếu tố chất lượng và giá cả hấp dẫn thì khi đó sản phẩm mới có cơ hội bán được trên thị trường EU.