Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quy trình xuất khẩu lao động san thị trƣờng nhật bản tại chi nhánh nhân lực và thƣơng mại quốc tế INTRACO (Trang 35 - 37)

Hệ thống chính sách, pháp luật Nhà nước cũng cịn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, trong q trình thực hiện cịn chưa thống nhất giữa các Bộ, ngành và địa phương. Bên cạnh đó, thơng tin về xuất khẩu lao động chưa đến được với mọi người lao động. Phần lớn người lao động không biết tiếp cận với cơ quan, đơn vị nào để làm thủ tục đi làm việc ở nước ngồi. Do thiếu thơng tin, nhẹ dạ, lại có tâm lý nơn nóng, muốn được đi làm ngay ở nước ngoài với thu nhập cao nên người lao động rất dễ bị mơi giới, cị mồi và những tổ chức cá nhân khơng có chức năng xuất khẩu lao động lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính...

Ở một số địa phương, việc quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của cơ quan chức năng trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vụ việc lừa đảo người lao động. Công tác quản lý lao động ở nước ngồi có lúc chưa kịp thời để xử lý những phát sinh liên quan đến quyền lợi hợp pháp của người lao động, đặc biệt là đối với những thị trường chưa có Ban Quản lý lao động.

Một số kiến nghị

Để hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian tới phát triển hơn nữa, đồng thời kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn Luật

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách đồng bộ, có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm; nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư để hình thành những doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, lao động ở vùng sâu vùng xa tham gia xuất khẩu lao động.

Thứ hai, tăng cường trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc

phát triển thị trường và công tác quản lý; sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện có; chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc và quan tâm chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh đối với doanh nghiệp. Các địa phương và ngành ngân hàng cần tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ người lao động và đối tượng chính sách về chi phí đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết và vay vốn đi xuất

khẩu lao động; cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mơ hình liên kết tuyển lao động tại địa phương.

Thứ ba, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo các cấp

chính quyền và các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường giáo dục, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động; đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nguồn lao động có chất lượng; tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, của các doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu lao động.

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra và xử lý vi phạm; phát hiện kịp thời và

kiên quyết triệt phá các đường dây đưa người đi làm việc bất hợp pháp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lừa đảo. Tăng cường cơng tác kiểm sốt cửa khẩu để phát hiện và kịp thời ngăn chặn việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.

Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh

triển khai mơ hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ; các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngồi để đảm bảo có nguồn lao động xuất khẩu lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế; Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu việc làm và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động…

Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài:

Triển khai thoả thuận đã ký về hợp tác lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động; thúc đẩy đàm phán và ký kết các thoả thuận với các nước khác; Kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định để làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong và ngoài nước, giữa cơ quan đại diện ngoại giao với đại diện các doanh nghiệp tại nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tên Tài liệu tham khảo Tác giả Hoạt động xuất khẩu Lao động ở Việt

Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị

Nguyễn Thị Phượng - Trung tâm Luật so sánh, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguồn: https://luatminhkhue.vn/lao- dong/hoat-dong-xuat-khau-lao-dong-o- viet-nam-thuc-trang-va-mot-so-khuyen- nghi.aspx

Năm 2015 nhiều triển vọng cho xuất khẩu lao động

Phúc Hằng (TTXVN)

Nguồn: laodong.com.vn/xuat-khau-lao- dong/nam-2015-nhieu-trien-vong-cho- xuat-khau-lao-dong-288606.bld

Tổng quan Xuất Khẩu lao động Việt Nam

GS.TS Đặng Đình Đào – Đại học Kinh tế Quốc dân

Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 92

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quy trình xuất khẩu lao động san thị trƣờng nhật bản tại chi nhánh nhân lực và thƣơng mại quốc tế INTRACO (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)