Các hướng giải quyết quản trị tài sản lưu động tại công ty để đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị tài sản lưu động tại công ty cổ phần kiến trúc xây dựng quốc tế i DEA (Trang 39 - 43)

3.1 .Các phát hiện qua nghiên cứu

3.2. Các hướng giải quyết quản trị tài sản lưu động tại công ty để đạt hiệu quả

quả tài chính

3.2.1. Đề xuất những giải pháp

- Xác định nhu cầu tài sản lưu động cho hoạt động kinh doanh của cơng ty. Cơng ty cần có kế hoạch ngay từ đầu kỳ kinh doanh, xác định nhu cầu nhu cầu về

vốn trong từng thời điểm. Từ đó ta dễ dàng sử dụng vốn một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí ở mức thấp nhất, tránh tình trạng gây lãng phí nguồn vốn cơng ty.

- Xác định nhu cầu tiền mặt trong kỳ kinh doanh. Nắm rõ quy luật thu – chi, luồng tiền vào – ra trong kì để đạt được mức tiền mặt dự trữ hợp lý.

- Đối với khoản vốn chiếm dụng công ty nên sử dụng linh hoạt, phát huy hết tác dụng nhưng phải sử dụng khéo léo, tránh lạm dụng quá sẽ mất uy tín.

- Cơng ty phải tìm biện pháp thu hồi nhanh chóng lượng vốn bị chiếm dụng, sau đó cần hạn chế tình trạng này ngay trong những khâu đầu tiên.

- Với công tác quản trị khoản phải thu, công ty nên đánh giá tỉ lệ các khoản phải thu trong kì, các khoản phải thu đến hạn, các khoản phải thu quá hạn, chính sách chiết khấu cho khách hàng, đánh giá đúng tuổi nợ của chúng nhằm kịp đưa ra phương án tín dụng hợp lý, theo đó mỗi khách hàng sẽ được xếp theo mức độ rủi ro dựa trên các số liệu về khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, hệ số nợ,…

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, xem xét, bố trí nguồn lao động cho phù hợp, sắp xếp, bố trí cơng việc cho phù hợp với khả năng của từng nhân viên để họ phát huy được tiềm năng sáng tạo của mình góp phần nâng cao hiệu quả quản trị tài sản lưu động.

- Chú trọng cơng tác phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ tại công ty.

3.2.2. Các kiến nghị về vấn đề nghiên cứu

Đối với bản thân doanh nghiệp

- Khai thác lựa chọn, huy động triệt để các nguồn vốn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn hiện có để nâng cao hiệu quả quản trị tài sản lưu động. Các nguồn vốn cơng ty có thể huy động như hiện nay là vay ngân hàng, các khoản tín dụng, huy động tín dụng nội bộ,vốn từ các chủ đầu tư…

- Xác định nhu cầu tài sản lưu động cho từng chu kỳ kinh doanh, lên kế hoạch phân bổ hợp lý. Lên kế hoạch theo dõi tình hình thu chi và khả năng chuyển đổi tài sản bằng tiền để có kế hoạch cụ thể dáp ứng hoạt động kinh doanh.

- Tăng cường quản lý các khoản công nợ, hàng tồn kho để tránh lượng tài sản lưu động bị chiếm dụng. Kiểm tra chặt chẽ các khoản phải thu của từng đối tượng khách hàng, đôn đốc khách hàng theo đúng thời hạn quy định tránh trường hợp bị

chiếm dụng quá lâu.

- Để nâng cao tài sản lưu động, công ty nên chủ động trong việc thanh lý tài sản. Công ty nên kiểm tra chất lượng các tài sản các tài sản khơng cịn tác dụng phải thanh lý để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng thêm vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh tăng thêm tài sản bằng tiền.

- Nâng cao trình độ quản lý và của người lao động. Cơng ty nên tổ chức bồi dưỡng thêm trình độ cấp quản lý cũng như người lao động cả về chính trị cũng như chun mơn. Nâng cao trình độ của người lao động góp phần tăng năng suất lao động, quá trình phân phối quản lý tài sản lưu động hợp lý đồng thời nâng cao hiệu quả quản trị tài sản lưu động.

Đối với cơ quan cấp trên

- Với nhà nước: Các chính sách kinh tế của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp. Các chính sách nhà nước đưa ra được thực hiện ngồi sự nỗ lực của doanh nghiệp cịn có sự quan tâm hỗ trợ của cơ quan nhà nước các ngành các cấp có thẩm quyền như cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh lãi suất phù hợp… Nhà nước cần các chính sách, văn bản, luật khuyến khích các cơng ty xây dựng tham gia hoạt động rộng rãi trên thị trường và ngày càng phát triển hơn…

- Đối với hệ thống ngân hàng : Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vốn,giảm lãi suất, tư vấn, hỗ trợ DN nâng cao kiến thức quản lý vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ giúp các nhà phân tích tài chính có cái nhìn tồn diện về tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ ở cơng ty, từ đó có thể đưa ra các quyết định, chính sách đúng đắn nhằm nâng cao lợi nhuận. Việc phân tích tình hình hiệu quả sử dụng TSLĐ đã phần nào đưa ra một só nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp trong những năm tới.

CTCP kiến trúc xây dựng quốc tế I-DEA những năm gần đây lợi nhuần có phần giảm sút, hiệu quả hoạt động không được cao. Công ty cần chú trọng hơn vào TSLĐ, thường xuyên đánh giá các chỉ số hiệu quả tài chính để đưa ra biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. Những giải pháp, kiến nghị nêu trên là hồn tồn khả thi đối với cơng ty. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài nghiên cứu này khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp , phê bình của các thầy cô, các anh chị

và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo cùng các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” , PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, NXB Thống kê.

2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. (Đại học Thương Mại) Tác giả: Đinh Văn Sơn-NXB Thống kê – 2007

3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. (Học viện Tài chính) Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Dần-NXB Tài chính - 2008

4. Chế độ Kế tốn doanh nghiệp – Báo cáo tài chính.(Bộ tài chính-NXB Thống kê – 2008)

5. Luận văn của các khóa trước trước.

6. Một số tạp chí, website và các diễn đàn kinh tế khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị tài sản lưu động tại công ty cổ phần kiến trúc xây dựng quốc tế i DEA (Trang 39 - 43)