Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại công ty TNHH may và thƣơng mại việt thành (Trang 27 - 54)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nguồn tài trợ ngắnhạn của doanh

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường pháp lý

Những văn bản, nghị định, nghị quyết, thông tư … của các cơ quan chức năng là bộ khung cho các doanh nghiệp ban hành các chính sách, chiến lược, quyết định của doanh nghiệp để làm cơ sở cho quá trình tiến hành các hoạt động quản trị. Bởi vậy mà môi trường pháp lý được sửa đổi, bổ sung … cụ thể hơn thì càng tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp trong công tác quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn.

Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là mơi trường mà tại đó doanh nghiệp hoạt động và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để xác định nguồn tài trợ ngắn hạn nào sẽ được huy động, có 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn: ngun tắc tương thích, chi phí, tính sẵn có, tính linh hoạt.

- Ngun tắc tương thích có nghĩa là doanh nghiệp cần phải quyết định mức độ rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận khi tài trợ cho tài sản tạm thời bằng nguồn vốn tạm thời. Một chính sách cấp tiến sẽ kéo theo việc cơng ty sử dụng nhiều nguồn vốn với số tiền lớn từ nguồn tài trợ ngắn hạn so với chính sách bảo thủ.

- Chi phí các nguồn tài trợ ngắn hạn, sử dụng khái niệm được xây dựng trước đó, chúng ta có thể xác định được chi phí trực tiếp của các nguồn tài trợ ngắn hạn khác nhau. Đây là một yếu tố quan trọng cần quan tâm, nhưng cịn có chi phí khác ngồi chi phí trực tiếp của nguồn vốn. Cần phải quan tâm đến chi phí cơ hội. Nếu cơng ty dự tính nhu cầu vay tiếp tục từ ngân hàng, cơng ty cần giữ quan hệ với ngân hàng cho dù ngân hàng có thu mức phí trực tiếp cao hơn các nguồn vốn khác. Tín dụng thương mại (nếu kéo dài) có thể có chi phí thấp hơn các khoản vay, nhưng nếu việc kéo dài này diễn ra liên tục, cơng ty có thể phải chịu một mức xếp hạng tín

dụng thấp hơn trong tương lai. Chi phí cơ hội cần xem xét kèm với chi phí trực tiếp khi tính tổng chi phí của các nguồn tài trợ ngắn hạn khác nhau.

- Tính sẵn có của các nguồn tín dụng là nhân tố thứ 3 cần quan tâm khi đánh giá nguồn tài trợ. Nếu một công ty không thể vay tiền từ các khoản không được đảm bảo hay thương phiếu, khi đó phải áp dụng một số phương thức vay có bảo đảm. Ngồi ra trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, những nguồn vốn cụ thể có thể dễ dàng hay khó tiếp cận hơn. Tính sẵn có hàm ý cả số tiền và điều kiện gắn với nguồn tài trợ ngắn hạn cho cơng ty theo thời gian.

- Tính linh hoạt chỉ khả năng của công ty trả một khoản vay và vẫn tiếp tục giữ khả năng vay tiếp hay mở rộng. Đối với hoạt động thanh tín, vay ngân hang và hạn mức tín dụng, cơng ty có thể thanh tốn khoản vay khi có dư tiền.Tính linh hoạt đó hàm ý liệu cơng ty có thể dễ dàng bảo đảm hay tăng tài trợ bằng một thông báo ngắn hạn. Hạn mức tín dụng có thể tăng nhanh và dễ dàng, tuy nhiên khoản vay ngắn hạn qua thương lượng có thể mất nhiều thời gian hơn. Tín dụng thương mại, thanh tín phải thu của khách hàng và kho tại hiện trường cung cấp các nguồn tín dụng ngắn hạn tự phát và làm tăng tính linh hoạt của cơng ty.

Tất cả các yếu tố trên cần xem xét khi công ty xem xét nguồn tài trợ ngắn hạn của mình. Mặc dù chi phí trực tiếp là nhân tố chính nhưng nó khơng phải luôn luôn cho kết luận cuối cùng. Điều này là do chi phí cơ hội liên quan đến tính tương thích, tính sẵn có và tính linh hoạt. Do lượng hóa được chi phí cơ hội là rất khó khăn, cách tiếp cận trên thực tế là xếp hạng các nguồn tài trợ theo chi phí trực tiếp và sau đó xem xét đến các nhân tố khác. Nếu chi phí cơ hội là quan trọng thì xếp hạng mức độ ưa thích của một nguồn vốn ngắn hạn so với nguồn vốn dài hạn khác có thể thay đổi. Cuối cùng, do nhu cầu nguồn vốn của công ty thay đổi theo thời gian, nhiều nguồn tài trợ ngắn hạn của công ty cần được quan tâm xem xét cho dù một số trong chúng hiện không được sử dụng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH MAY VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH May và Thương mại Việt Thành.

- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH may và thương mại Việt Thành (Viết tắt: Vigaco).

- Địa chỉ của công ty: Công ty TNHH May và Thương mại Việt Thành là doanh nghiệp có 2 cơ sở đóng trên địa bàn 2 huyện Thuận Thành và Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.

Cơ sở 1: Có trụ sở tại thơn Ngọc Khám – xã Gia Đông – Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh.

Cơ sở 2: Có trụ sở tại thơn Khối Khê – xã Nhân Thắng – Huyện Gia Bình – Tỉnh Bắc Ninh.

- Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH May và Thương Mại

Việt Thành.

Công ty TNHH May và Thương Mại Việt Thành được thành lập trên cơ sở vốn góp giữa tổng cơng ty Dệt May Việt Nam và ban quản trị tỉnh ủy Hà Bắc cũ (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Công ty được thành lập theo quyết định số 108/QĐ – UB ngày 27/08/1996. Giấy phép kinh doanh của Công ty số 01030104468 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 28/11/2008. Theo quyết định này công ty TNHH may và Thương mại Việt Thành là một doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chính là gia cơng hàng may mặc xuất khẩu, hạch tốn kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân.

Cơng ty TNHH May và Thương Mại Việt Thành chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/1996.

Ngày 07/04/2000 UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định số 32/2000 QĐ – UB về việc giao công ty TNHH may và Thương mại Việt Thành cho tổng công ty Dệt may Việt Nam quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngày 10/05/2000 Tổng công ty Dệt May Việt Nam giao quyền điều hành Công ty TNHH May và Thương mại Việt Thành cho Tổng công ty Đức Giang – Công ty cổ phần theo quyết định số 257/QĐ – TCHC.

Năm 2002 công ty đầu tư cơ sở xây dựng cơ sở thứ 2, tại huyện Gia Bình – Bắc Ninh.

2.1.2. Nhiệm vụ, chức năng của công ty TNHH May và Thương Mại Việt Thành.

Công ty TNHH May và Thương mại Việt Thành là công ty thành viên của công ty Đức Giang – Công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp do nhà nước quy định, thực hiện đúng các quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức của Công ty Đức Giang. Nhiệm vụ và chức năng của công ty được xác định cụ thể trong từng lĩnh vực. Trong lĩnh vực đầu tư và phát triển là công ty tiến hành xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư phát triển, đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư cải tạo mở rộng và tổ chức, duy trì sản xuất kinh doanh. Tiến hành hợp tác liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cơng ty có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khi các hợp đồng đã được ký kết và kế hoạch sản xuất đã được giao. Cơng ty có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, có kế hoạch sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực. Đồng thời công ty phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, an tồn vệ sinh lao động trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực hoạt động tài chính và quản lý kinh tế cơng ty được nhận và có quyền sử dụng vốn, các nguồn lực khác do công ty huy động và được Tổng công ty Đức Giang giao phó. Với tư cách là một pháp nhân kinh tế độc lập công ty chịu trách nhiệm nộp các loại thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Trong lĩnh vực tổ chức đào tạo công ty được quyền tổ chức bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty phải áp dụng đúng luật lao động, có trách nhiệm đào tạo và tạo mọi điều kiện cho mọi cán bộ nhân viên được học tập, thăng tiến đối với những người có đủ năng lực và trình độ.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH may và Thương mại Việt Thành.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được xây dựng thẹo nguyên tắc khép kín thống nhất từ giám đốc tới các phịng ban, xí nghiệp. Bộ máy của cơng ty được thể hiện qua sơ đồ sau.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH May và Thương mại Việt Thành. Thương mại Việt Thành.

Nguồn: Tự tổng hợp. Từ sơ đồ 2.1, ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH May và Thương Mại Việt Thành bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc, khối các phịng ban và khối xí nghiệp. Trong đó, mỗi vị trí, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng, cụ thể như sau:

 Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cấp trên, về mọi hoạt động sản xuất

GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC Phịng tổng hợp Phịng kế tốn tài chính Phịng kế hoạch Phòng kĩ thuật và quản lý chất lượng Ban cơ điện nghiệp Việt Thành số 1 nghiệp Gia Bình số 1 nghiệp Việt Thành số 2 nghiệp Gia Bình số 2

kinh doanh của công ty. Là người ban hành mọi nội quy, quy chế, thể chế, các nghị quyết trong cơng ty và thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước.

 Phó giám đốc là người có nhiệm vụ tham mưu chính cho giám đốc, giúp giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công, ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc được phân công, căn cứ và quy chế của công ty, thường xuyên hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra các đơn vị và báo cáo với giám đốc công ty về những phần công việc được phân cơng phụ trách.

 Khối các phịng ban.

- Phòng tổng hợp: Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức đào tạo, sắp xếp, tuyển dụng nhân sự, lao động tiền lương, các chế độ chính sách.

- Phịng kế tốn: Tham mưu cho giám đốc trong cơng tác kế tốn tài chính nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ kế tốn nhà nước quy định, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục.

- Phịng kế hoạch: Tham mưu giúp giám đốc về các lĩnh vực như: nghiên cứu, dự đoán sự phát triển của thị trường nội địa, thị trường thế giới, đề ra phương hướng sản xuất gia công sản phẩm may mặc của công ty, đồng thời tổ chức tham gia các hoạt động tiếp thị, khuyến khích quảng cáo sản phẩm của cơng ty trên thị trường cả nước.

- Phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng của công ty: Tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhiệm toàn bộ về các lĩnh vực kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của công ty.

- Ban cơ điện: Tham mưu cho giám đốc trong công tác sử dụng điện để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tiến hành kiểm tra mạng điện và sửa chữa máy móc.

 Khối xí nghiệp.

Khối xí nghiệp của cơng ty được chia thành 4 xí nghiệp, mỗi xí nghiệp có chức năng sản xuất gia công các đơn hàng khác nhau của cơng ty.

2.2. Phân tích và đánh giá về thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại công ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

2.2.1. Phương pháp điều tra và phân tích thực trạng nguồn tài trợ ngắn hạn tại công ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

Việc tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng nguồn tài trợ ngắn hạn hạn tại công ty TNHH may và thương mại Việt Thành được thực hiện dưới một số phương pháp là: Phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp điều tra khảo sát thông qua phỏng vấn, phương pháp xử lý phân tích số liệu.

Phương pháp thu thập dữ liệu

- Đối với dữ liệu thứ cấp

Thu thập báo cáo tài chính của cơng ty bao gồm bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ năm 2012 đến năm 2014.

Thu thập thông tin trong các tài liệu tham khảo thơng qua sách (Giáo trình và sách tham khảo), báo, tạp chí có đề cập đến nội dung đang nghiên cứu.

Thu thập các thông tin trên các trang Web, một số phương tiện truyền hình, truyền thanh.

Thu thập thơng tin qua những đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị nguồn tài trợ.

- Đối với dữ liệu sơ cấp.

Để thu thập được dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu, giúp cho đề tài mang tính xác thực hơn. Trong q trình nghiên cứu, tơi đã tiến hành phỏng vấn giám đốc, phó giám đốc và kế tốn trưởng của công ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

Quy trình tiến hành phỏng vấn

Bước 1: Xác đinh đối tượng phỏng vấn.

Để có một buổi phỏng vấn có hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất thì người phỏng vấn phải xác định được đối tượng của cuộc phỏng vấn. Hay phải xác định rõ sẽ phỏng vấn ai, thuộc bộ phận nào của công ty.

Bước 2: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn.

Sau khi đã xác định được đối tượng phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ chuẩn bị câu hỏi mà mình đưa ra trong quá trình tiến hành phỏng vấn, các câu hỏi chú trọng vào những vấn đề liên quan tới tài trợ. Có thể đặt các câu hỏi dạng mở hoặc câu hỏi dạng đóng. Với những câu hỏi mở được sử dụng có thể giúp người phỏng vấn có cái nhìn bao quát hơn, rộng hơn về vấn đề quản trị quản trị tài trợ ngắn hạn. Tuy nhiên, những câu hỏi đóng lại giúp người phỏng vấn có câu hỏi chắc chắn về vấn đề, đồng thời cuộc phỏng vấn cũng sẽ diễn ra được nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Bước 3: Tiến hành phỏng vấn.

Nội dung của cuộc phỏng vấn

Đối tượng được phỏng vấn là các cán bộ lãnh đạo và quản trị của cơng ty bao gồm:

Ơng Trần Mạnh Giới – Giám đốc của công ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

Ơng Phạm Ngọc Sơn – Phó giám đốc cơng ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

Bà Nguyễn Thị Quyên – Kế tốn trưởng của cơng ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

Những câu hỏi được đặt ra cho phỏng vấn là:

Câu hỏi 1: Hoạt động quản trị tài trợ của công ty trong những năm qua diễn ra như thế nào? Kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại.

Câu hỏi 2: Công tác quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn của công ty giai đoạn 2012 – 2014? Những yếu tố tác động đến công tác quản trị tài trợ ngắn hạn của công ty.

Câu hỏi 3: Định hướng phát triển trong tương lai của công ty? Giải pháp mà công ty sử dụng để nâng cao hiệu quả quản trị tài trợ ngắn hạn trong thời gian tới.

Phương pháp xử lý phân tích số liệu

Những thơng tin, dữ liệu thu thập được có thể phân thành 2 loại là thơng tin định tính và các dữ liệu định lượng.

Với các thơng tin định tính, sau khi tìm hiểu và thu thập dữ liệu, tôi đã tiến hành tổng hợp bằng cách phương pháp thống kê (bằng các phép thống kê và phép so sánh). Từ các câu trả lời của các câu hỏi phỏng vấn, tôi đã đưa ra những nhận xét

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại công ty TNHH may và thƣơng mại việt thành (Trang 27 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)