Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển thị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG mặt HÀNG THỰC PHẨM THIẾT yếu của CÔNG TY TRÁCH NGHIỆM hữu hạn THƢƠNG mại tân đức (Trang 27 - 32)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển thị

trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức

2.1.1. Tổng quan tình hình kinh doanh chung của công ty TNHH TM Tân Đức

Tổng quan về công ty TNHH TM Tân Đức

Công ty TNHH TM Tân Đức được thành lập theo giấy kinh doanh số 6200068486 đăng ký lần đầu ngày 23/01/2003 đăng kí và quản lý bởi chi cục thuế tỉnh Lai Châu. công ty Tân Đức hoạt động trong rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, từ mua bán đồ thực phẩm tiêu dùng thiết yếu cho gia đình đến sản xuất, phân phối các mặt hàng nông sản như thịt heo, chè xanh, rau, củ, quả đến các dịch vụ ăn uống, vận tải, lưu trú… Tuy nhiên nổi trội và mang lại nguồn doanh thu lớn nhất trong công ty là từ việc bán buôn hàng hóa và thực phẩm thiết yếu như mắm, muối, mì chính, ngũ cốc, sữa, gạo và các loại hạt khác. Cơng ty có tư cách pháp nhân, có con dấu, có biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng. Hiện nay, công ty hoạt động với các chức năng cơ bản là mua bán và phân phối các sản phẩm tiêu dùng dành cho gia đình, thực phẩm thiết yếu, chăn gối, thảm, đệm, rèm cửa, đồ điện tử, sản xuất và phân phối nơng sản …tính đến thời điểm năm 2020, công ty Tân Đức đã có trên 300 khách hàng thường xuyên. Nhằm nâng cáo hiệu quả kinh doanh, công ty đã xây dựng và mở rộng thêm việc bán lẻ đồ uống có cồn và thực phẩm cho các cửa hàng chun doanh. Ngồi ra cơng ty cũng đang khai thác và phát triển một số dịch vụ khác như dịch vụ vận tải bằng đường bộ, dịch vụ lưu trú ngắn ngày và dịch vụ phục vụ ăn uống lưu động…

Qua các năm hoạt động, công ty đã không ngừng phát triển và lớn mạng cả về qui mô và chất lượng với đội ngũ công nhân viên đơng đảo, có trình độ chun mơn vững chắc, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu phát triển của công ty.

Thị trƣờng tiêu thụ thực phẩm thiết yếu của cơng ty

Nhìn chung, thị trường tiêu thụ chính của cơng ty chỉ gói gọn trong tỉnh Lai Châu. Công ty phân phối các mặt hàng thực phẩm thiết yếu đến hầu như tất cả các huyện trực thuộc tỉnh Lai Châu, ngồi ra cơng ty cịn phân phối hàng hóa đến một vài huyện lân cận thuộc các tỉnh Lào Cai và Điện Biên, tuy nhiên số lượng chưa được nhiều. Hiện tại công ty TNHH TM Tân Đức đang thực hiện mục tiêu mở rộng thêm mạng lưới phân phối của mình tại các xã vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu, đây là thị trường tiềm năng, giúp công ty mở rộng thị phần cũng như gia tăng doanh thu.

Khách hàng chủ yếu của công ty

Do hoạt động chính của cơng ty là hoạt động cung ứng và phân phối thực phẩm thiết yếu, các loại hàng hóa, đồ điện gia dụng… nên khách hàng của cơng ty chủ yếu là các doanh nghiệp phân phối hàng hóa nhỏ, các tiểu thương, nhà bán lẻ… trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Một số khách hàng lớn của cơng ty có thể kế đến như: khách sạn Hồng Nhâm, khách sạn Hương Long, doanh nghiệp Anh Thư, siêu thị Huệ Hiển…

Đối thủ cạnh tranh của công ty

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có đến hơn doanh nghiệp thương mại, phân phối các loại hàng hóa và thực phẩm thiết yếu với tiềm lực phát triển tốt tạo nên thách thức không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Một số đối thủ lớn của cơng ty có thể kể đến như công ty TNHH TM Hương Long, công ty cổ phần thương mại Châu Tuấn…

Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018 - 2020 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM Tân Đức

giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị: VNĐ

Các mặt hàng và dịch vụ

kinh doanh Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Nông sản sạch 573,849,483 764,379,865 824,759,295

Thực phẩm tiêu dùng 1,837,492,057 1,857,659,357 1,934,274,927

Đồ nội thất 94,830,475 176,890,450 237,482,749

Nguồn: trích xuất từ báo cáo kết quả kinh doanh

Nhận xét: qua bảng 2.1 ta có thể thấy được doanh thu từ việc phân phối các mặt hàng thực phẩm thiết yếu của cơng ty có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Đặc biệt, trong giai đoạn năm 2019 đến năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên cả nước, công ty vẫn tăng trưởng doanh thu gần 100 triệu đồng (xấp xỉ 4,15%). Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của cơng ty ngày càng thuận lợi, phát triển và đạt kết quả tốt, các kế hoạch kinh doanh của công ty đề ra cũng được phát triển theo đúng lộ trình.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức

Hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ đối với mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, song hoạt động này cũng chịu tác động rất nhiều từ các nhân chủ quan và nhân tố khách quan trên thị trường.

2.1.2.1. Nhân tố chủ quan

Nguồn nhân lực của công ty: Công ty TNHH TM Tân Đức có lợi thế nhân

viên trẻ tuổi, năng động. đội ngũ quản lý có trình độ tốt, là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, kiến thức chuyên môn vững và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với nhân viên. Đây là yếu tố quan trọng góp phần khơng nhỏ tới sự phát triển của cơng ty cũng như góp phần thực hiện các mục tiêu của công ty hiệu quả hơn.

Vốn và cơ sở vật chất kỹ, cơ sở hạ tầng của công ty: Khi một doanh nghiệp

có nguồn vốn ổn định để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty sữ là yếu tố rất thuận lợi cho gia tăng doanh thu và từ đó phát triển thị trường cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi có nguồn vốn cơng ty sẽ chủ động được trong nguồn hàng để cung cấp cho khách hàng. Tránh được tình trạng thiếu hụt, khơng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty: Thực phẩm thiết yếu là một mặt

hàng có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống. Đời sống nhân dân càng được nâng cao, nhu cầu của người dân về thực phẩm càng cao, càng đa dạng, đòi hỏi doanh nghiệp đáp ứng tốt cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là chính là động lực để cơng ty TNHH TM Tân Đức mở rộng và phát triển thị trường mặt hàng thực phẩm thiết yếu của mình.

Uy tín và vị thế của cơng ty trên thị trường: Vị thế và uy tín của cơng ty có

tác động rất lớn đến việc hình thành tập khách hàng trung thành của cơng ty, uy tín của công ty càng cao, càng tạo được tập khách hàng trung thành lớn, từ đó mở rộng mạng lưới phân phối và phát triển thị trường cho công ty. Là một doanh nghiệp được hình thành từ năm 2003, cho tới nay công ty đã hoạt động trên thị trường được gần 20 năm. Trong thời gian đó, cơng ty đã gây dựng được uy tín của mình trên thị trường. Tuy không phải công phải công ty lớn mang tầm cỡ quốc gia, nhưng tại các tỉnh phía Bắc, cơng ty TNHH TM Tân Đức đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong nhiều năm qua.

2.1.2.2. Nhân tố khách quan

Yếu tố văn hóa xã hội

- Dân số: Lai Châu là một tỉnh vùng cao, quy mô dân số nhỏ. Lai Châu là tỉnh

đông dân thứ 62/63 tỉnh thành trong cả nước. Sau 10 năm, kể từ 2009 đến nay quy mô dân số của tỉnh tăng thêm 89.694 người; tỉ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009- 2019 là 2,17%/năm; tỷ số giới tính là 102,6 nam/100 nữ trải qua 10 năm quy mô dân số của tỉnh tăng hơn so với giai đoạn 10 năm trước; tỷ lệ tăng dân số tăng cao so với tồn quốc song vẫn được kiểm sốt. Cụ thể, dân số toàn tỉnh vào thời điểm 1/4/2019 là 460.196 người, trong đó dân số nam là 233.097 người, dân số nữ 227.099 người. Sự

gia tăng về mặt dân số dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về mặt thực phẩm, tạo điều kiện phát triển thị trường cho các doanh nghiệp phân phối thực phẩm trên địa bàn tình.

- Mật độ dân số: Lai Châu là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất so với cả nước.

Năm 2019 mật độ dân số của tỉnh là 51 người/km2 (tăng 10 người/km2 so với năm 2009), trong đó thành phố Lai Châu là địa phương có mật độ dân số cao nhất (năm 2019 là 590 người/km2 tăng so với 2009 là 211 người/km2). Cũng từ năm 2009 đến nay, tỷ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,4 điểm phần trăm. Mật độ dân số tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân trong tỉnh trở nên đa dạng hơn, tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn, giúp doanh nghiệp phân phối mặt hàng thực phẩm trên địa bàn tỉnh gia tăng doanh thu.

- Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ: Thu nhập của người dân

tỉnh Lai Châu có tỉ lệ gia tăng đều trong nhiều năm gần đây. Cụ thể, trong năm 2020 tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 11,5%/năm, GRDP bình quân đầu người trên 41,7 triệu đồng. Thu nhập của người dân địa phương ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người tiêu thụ trong việc thoả mãn nhu cầu, khi thu nhập của người dân cao hơn, chi tiêu cho ăn uống sẽ cao hơn không những về khối lượng mà cả về chất lượng. Do đó, doanh nghiệp có cơ hội phát triển đa dạng loại thực phẩm phân phối ra thị trường với chất lượng cao hơn và số lượng nhiều hơn.

Mơi trường chính trị pháp luật

Tỉnh Lai Châu có khá nhiều các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu cho các doanh nghiệp, thực hiện theo Luật Đầu Tư. Đối tượng được hưởng ưu đãi bao gồm: Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, có dự án đầu tư (kể cả dự án đầu tư mở rộng) trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ giảm các loại thuế suất như thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, các loại ưu đãi tín dụng, đào tạo lao động, hỗ trợ đầu tư… điều này giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mạnh dạn hơn trong đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển thị trường cũng như phát triển đa dạng các loại mặt hàng phân phối.

Môi trường kinh tế và công nghệ

Mặc dù trong điều kiện cịn rất khó khăn, đặc biệt diễn biến của dịch bệnh Covid- 19 còn phức tạp nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng của tỉnh đều cao hơn mức bình quân chung cả nước với 10,08%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp phân phối thực phẩm trong tỉnh. Bởi lẽ, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về thực

phẩm thiết yếu từ đó cũng gia tăng, tạo cơ hội mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ cho công ty TNHH TM Tân Đức.

Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi của địa phương cũng như cả nước hoàn toàn chặt chẽ và minh bạch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng với tất cả các doanh nghiệp đang tập trung kinh doanh, phân phối các mặt hàng thực phẩm thiết yếu đã tạo được niềm tin cho doanh nghiệp, giúp công ty Tân Đức kiên định hơn với mục tiêu mở rộng và phát triển thị trường của mình.

Môi trường cạnh tranh

- Số lượng đối thủ cạnh tranh: Hiện tại, trên thị trường đã có vơ số doanh nghiệp lớn, nhỏ phân phối thực phẩm thiết yếu. Các doanh nghiệp hầu hết đều có nguồn lực tài chính dồi dào, nguồn nhân lực chất lượng và phân phối đa dạng các mặt hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng và hát triển thị trường của công ty TNHH TM Tân Đức. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, phần lớn các công ty đối thủ của công ty Tân Đức đều không được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế suất cũng như các khoản ưu đãi tín dụng và ưu đãi đầu tư mà công ty Tân Đức được hưởng trong thời gian vừa qua.

Môi trường địa lý, sinh thái

- Vị trí địa lý của doanh nghiệp: doanh nghiệp được đặt tại tổ 22, phường Đông

Phong, thành phố Lai Châu, nơi trung tâm của tỉnh với điều kiện giao thông thuận lợi, nơi đông dân cư sinh sống chính là một ưu thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, là một tỉnh vùng núi, việc vận chuyển các mặt hàng thực phẩm thiết yếu có phần khó khăn do địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc, khơng thuận lợi cho việc phân phối hàng hóa tới các xã, huyện bằng các loại xe tải chuyên chở lớn. Việc dùng các loại xe tải có trọng tải nhỏ hơn, phải thực hiện vận chuyển nhiều lần hoặc sử dụng nhiều xe trong một lần vận chuyển khiến công ty gia tăng các loại chi phí, ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận gộp của cơng ty.

- Khí hậu thời tiết, tính chất mùa vụ: tỉnh Lai Châu thuộc là một tỉnh thuộc vùng

núi phía Bắc, với điều kiện khí hậu ơn hịa, mát mẻ giúp cho việc bảo quản hàng hóa đặc biệt là mặt hàng thực phẩm của công ty dễ dàng hơn.

2.2. Phân tích thực trạng phát triển thị trƣờng mặt hàng thực phẩm thiết yếu của công ty TNHH TM Tân Đức

2.2.1. Phân tích quy mơ thị trường của cơng ty TNHH TM Tân Đức trên địa bàn tình Lai Châu

Chỉ tiêu đánh giá quy mô doanh nghiệp

Theo Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định tiêu chí doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa được xác định như sau:

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Phân tích quy mơ doanh nghiệp

Doanh thu: Điều 9 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế tốn thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Theo Điều 10 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

Dựa vào cách xác định trên, Công ty TNHH TM Tân Đức là công ty đã hoạt động được hơn 15 năm, với nguồn vốn trong bàng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG mặt HÀNG THỰC PHẨM THIẾT yếu của CÔNG TY TRÁCH NGHIỆM hữu hạn THƢƠNG mại tân đức (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)