Kiến nghị phát triển thương mại mặt hàng Thép của công ty cổ phần Thép

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ phần thép tổng hợp trên thị trường nội địa (Trang 35 - 36)

1.1 .3Khái niệm phát triển thương mại mặt hàng thép

3.3. Kiến nghị phát triển thương mại mặt hàng Thép của công ty cổ phần Thép

Thép Tổng Hợp trên thị trường nội địa.

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng: Cũng như các hoạt động thương mại khác, hoạt động thương mại thép chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật kinh tế của nhà nước như: luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh… Hệ thống luật pháp phải đảm bảo đồng bộ, minh bạch, thơng thống, đảm bảo lợi ích giữa các đối tượng trong phạm vi điều chỉnh với lợi ích của

quốc gia. Khi luật được sửa đổi, ban hành đều gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy nhà nước cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi điều chỉnh và hướng dẫn thi hành cụ thể.

Nhà nước cần ban hành chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển. Chính sách quan trọng đó là thuế quan, cụ thể ở đây đó là việc giảm thuế với các nguyên vật liệu đầu vào tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với hoạt động nhập khẩu thép. Bên cạnh đó, cần cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa để tiết kiệm chi phí thời gian cho doanh nghiệp.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại sản phẩmthép.Để hoạt động thương mại sản phẩm thép diễn ra thuận lợi, Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng như phương tiện vận tải, hệ thống giao thơng, khu cơng nghiệp,…Thêm vào đó, nhà nước quan tâm tu sửa, làm mới đường, cầu tạo thuận lợi cho thông thương.

Tăng cường công tác quản lý hoạt động thương mại trên thị trường nội địa. Tăng cường giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh thép trên thị trường nội địa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, gây mất cân đối thị trường. Tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng trà trộn làm mất uy tín, mất lịng tin ở khách hàng.

Chính phủ hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thông qua giảm lãi xuất.Ngân hàng tạo điều kiện giảm bớt áp lực về thời gian trả nợ đối với các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp ngoại tệ cho các doanh nghiệp để mua nguyên liệu giá rẻ.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngành thép

Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm tìm hiểu, đề ra những phương án phát triển chung từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành.

Tăng cường nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩmthép, nghiên cứu sản phẩm mới, thông tin thị trường, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Tận dụng thế mạnh của mình, ngành phải cung cấp thơng tin về tình hình thị trường cho các doanh nghiệp trong ngành.Có như thế mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong phát triển.

Có những hỗ trợ về tài chính cũng như thơng tin cho các doanh nghiệp kinh doanh thép.Có thể hỗ trợ dưới dạng cho vay tín dụng dựa trên uy tín của từng doanh nghiệp, như thế khắc phục được yếu tố thủ tục và thời gian cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty cổ phần thép tổng hợp trên thị trường nội địa (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)