CHƯƠNG III: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC CÔNG CỤ MULTIMEDIA, HYBERMEDIA VÀ INTERNET

Một phần của tài liệu Học phần ứng dụng CNTT vào dạy học đồ án lý thuyết nội dung tự nghiên cứu (Trang 37 - 38)

VÀ INTERNET

1. Tổng quan

1.1. Khái niệm về Multimedia

Trước tiên người ta có thể hỏi đa phương tiện là gì (Multimedia), đa phương tiện là tích hợp của văn bản, âm thanh, hình ảnh của tất cả các loại và phần mềm có điều khiển trong một môi trường thông tin số. Đây không phải là khái niệm mới trong dạy học, khi ta kết hợp từ hai, ba phương tiện dạy học trở lên là đã có multimedia. Dữ liệu về đa phương tiện gồm dữ liệu về văn bản, hình ảnh, âm thanh, hình động Multimedia được phân loại như sau:

- Multimedia truyền thống bao gồm việc sử dụng kết hợp các phương tiện như: máy chiếu, băng cassette, radio, vô tuyến, quảng cáo, phim, ảnh .v.v. để nâng cao hiệu quả dạy học.

- Tuy nhiên, với sự xuất hiện của máy tính, multimedia đã có một ý nghĩa mới trong dạy học nhờ những khả năng to lớn mà máy tính đem lại. Với khả năng tương tác, multimedia trên cơ sở máy tính có thể thực hiện các công việc rất khó khăn mà multimedia truyền thống rất khó hay hầu như không thực hiện được. Nhu cầu về tương tác người-máy luôn đặt ra trong hệ thống thông tin. Vấn đề chính về tương tác

người-máy không là quan hệ giữa con người với máy tính mà là con người với con người. Con người có vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin.

Siêu phương tiện (hypermedia) cũng là một khái niệm liên quan mật thiết đến nội dung multimedia cần quan tâm. Đó là những đơn vị thông tin được liên kết (link) với nhau mà người dùng có thể duyệt và khảo sát được, điển hình của hypermedia là mạng toàn cầu Internet. Hypermedia là một tài liệu, không tuyến tính bằng cách kích vào một điểm nóng nào đó trên văn bản, nó có thể chuyển đến một tài liệu hay một văn bản khác. Rồi có thể quay về, thuận tiện cho người đọc trong việc duyệt văn bản hoặc muốn tổng quan một văn bản trong mục lục. Hypermedia bao gồm nhiều môi trường truyền thông khác nhau như đồ thị, hình ảnh, âm thanh, hoạt hình và ảnh động.

1.2. Định nghĩa: Sau đây là một số định nghĩa do các chuyên gia nêu ra:

- Theo Fenrich: “Multimedia là sự tích hợp lý thú giữa phần cứng và phần mềm máy tính, cho phép tích hợp các tài nguyên video, audio, hoạt hình, đồ họa và trắc nghiệm để xây dựng và thực hiện một trình diễn hiệu quả nhờ một máy tính có cấu hình thích hợp”.

- Theo Philip: “Multimedia đặc trưng bởi sự hiện diện của văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô phỏng và video được tổ chức chặt chẽ trong một chương trình máy tính”.

Multimedia với máy tính cho phép người sử dụng có thể trình bày các kiến thức theo ý mình một cách hiệu quả nhất để đạt đến mục đích của việc dạy và học. Ở đây, chủ yếu là đề cập đến việc xây dựng phần mềm multimedia dạy học nên có thể định nghĩa multimedia như là: sự tích hợp nhiều thành phần phương tiện (âm thanh, hình ảnh, văn bản, mô phỏng .v.v.) trong một thể cộng sinh và cộng tác động, mang lại cho người dùng nhiều lợi ích đặc biệt mà từng thành phần phương tiện riêng lẻ không thể thực hiện được.

Định nghĩa đa phương tiện (theo nghĩa rộng) là bao gồm các phương tiện: văn bản, hình vẽ tĩnh (vẽ, chụp), hoạt hình (hình ảnh động), âm thanh. Cuối cùng người ta có thể định nghĩa đa phương tiện; đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng phương tiện chuyển hóa thông tin và các tác phẩm từ các kỹ thuật đó. Liên quan đến định nghĩa đa phương tiện, người ta cần lưu ý những khía cạnh sau:

- Thông tin cần phải được số hóa, phù hợp với xu thế và rẻ;

- Phải dùng mạng máy tính, để đảm bảo truyền bá, hay truyền tải tốt

- Sử dụng phần mềm có tương tác, cho phép người dùng trao đổi với phần mềm và thay đổi theo ý người dùng;

- Phải thiết kế giao diện người-máy phù hợp với phát triển của đa phương tiện, tức giao diện người dùng đa phương tiện được lưu ý nhiều trong các năm gần đây.

Một phần của tài liệu Học phần ứng dụng CNTT vào dạy học đồ án lý thuyết nội dung tự nghiên cứu (Trang 37 - 38)