Đối với chính sách chi tiêu

Một phần của tài liệu Ngân sách Nhà nước và vai trò của nó (Trang 28 - 31)

III. Một số biện pháp nhằm cải thiện chi tiêu NSNN Việt Nam

1. Đối với chính sách chi tiêu

Về chính sách chi tiêu, dựa trên các phân tích của bốn ngành, các hành động cần hớng vào:

1.1. Nâng cao định hớng "thiên về ngời nghèo" của các chi tiêu công:

Để nâng cao định hớng 'Thiên về ngời nghèo" của chi tiêu công ở Việt Nam chính phủ dự kiến thực hiện bốn loại hành động:

- Thứ nhất, chi cho lĩnh vực xã hội có thể định hớng có hiệu quả hơn tới ngời nghèo. Ví dụ, trong y tế có thể phải phân bổ lại một số chi tiêu cho chữa bệnh sang chi cho phòng bệnh. Tơng tự nh vậy, các phòng khám và một số loại bệnh viện cũng nh trờng tiểu học có thể đợc cấp kinh phí từ nguồn ngân sách để miễm giảm phí cho các bệnh nhân và học sinh nghèo. Cơ chế miễn giảm học phí và viện phí hiện tại còn cha hoạt động tốt trên thực tế: các trờng học và cơ

sở khám chữa bệnh phải chi trả cho các khoản miễn giảm này bằng các nguồn kinh phí của mình do đó họ không có động cơ cho miễn giảm. Các số liệu có đ- ợc (từ các điều tra mức sống) cho thấy chi từ tiền túi của bệnh nhân nghèo cho chăm sóc y tế là rất lớn so với thu nhập của họ.

- Thứ hai, áp dụng một hệ thống trợ cấp cho các tỉnh nghèo dựa trên công thức có thể đảm bảo các trợ cấp này liên quan mật thiết hơn với nhu cầu của các tỉnh này. Để làm việc này cần phải có nghiên cứu thêm để xem xét các ảnh h- ởng của các phơng án công thức khác nhau, xây dựng sự đồng thuần về các công thức này và sau đó đa vào luật ngân sách sửa đổi nếu thấy chấp nhận đợc.

- Thứ ba, cần phải xem xét các cơ chế lựa chọn khác nhau để tăng trợ cấp thu nhập cho các hộ gia đình nghèo nhất có học sinh tiểu học từ thu nhập ít ỏi của mình. Các chơng trình an sinh xã hội hiện tại, chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi, cha có hiệu quả lắm trong việc đến với ngời nghèo

- Thứ t, chính phủ dự kiến cải thiện cân bằng giới thông qua nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học trong các vùng mà khả năng tiếp cận này còn thấp, tăng tỷ lệ nhập học của các em học sinh nữ ở bậc trung học, tăng tỷ lệ trẻ em nữ đợc chăm sóc y tế so với các em nam và đảm bảo chi đầy đủ cho sức khoẻ sinh sản.

1.2. Phân bổ lại chi tiêu công trong nội bộ ngành

Tất cả các ngành đều nêu sự cần thiết phải phân bổ lại việc chi tiêu hiện tại trong nội bộ ngành nhằm nâng cao hiệu quả, vì khả năng tổng chi là hạn chế và việc phân bổ lại nh vậy sẽ là nguồn chính của mỗi ngành trong trung hạn. ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập tới bốn ngành chính:

1.2.1. Nông nghiệp

Chi tiêu công cho nông nghiệp chiếm vào khoảng 6% NSNN. Đây là khoản chi tiêu tơng đối nhỏ so với các nớc khác vì thế chính phủ cần phân bổ lại:

- Chi tiêu sang cho bảo trì cơ sở hạ tầng thuỷ nông và thu thuỷ lợi phí dựa trên mức sử dụng nớc (cùng với quản lý các công trình này tốt hơn thông qua hiệp hội những ngời sử dụng nớc).

- Ưu tiên chi hơn cho nghiên cứu khoa học và khuyến nông

- Cấp kinh phí cho lâm nghiệp để cải thiện các chơng trình trồng lại rừng.

1.2.2. Giao thông

Các u tiên trong ngành giao thông đợc tập trung vào việc khôi phục và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là đờng bộ trong đó phần lớn ngân sách đợc chi cho ba vùng tăng trởng kinh tế. Vì thế, để tăng tính hiệu quả của chi tiêu đối với ngành giao thông chính phủ nên:

- Phân bổ lại chi thờng xuyên để: tăng chi để đảm bảo đủ kinh phí bảo trì đờng bộ thông qua thiết lập một quỹ ngành cho đờng bộ đợc tài trợ bằng thu phí sử dụng dới hình thức phụ thu xăng dầu và các chi phí khác, tăng chi cho bảo trì đờng thuỷ.

- Phân bổ lại chi đầu t sang cho đờng nông thôn.

1.2.3. Y tế

Mặc dù chi tiêu công cho y tế đã tăng lên nhanh chóng trong những năm 90, nhng các hộ gia đình vẫn còn phải trả gần 80% tổng chi phí cho y tế. Tuy việc tăng chi tiêu công này đã kéo theo những kết quả đáng ấn tợng về tình hình sức khoẻ của nhân dân, Việt Nam vẫn còn cần phải cải thiện việc cung cấp các dịch vụ y tế thông qua phân bổ lại chi tiêu. Chính phủ cần cân nhắc:

- Chuyển từ các dịch vụ có chi phí cao tại các bệnh viện sang các dịch vụ hiệu quả hơn về chi phí ở trạm y tế xã và phòng khám và nâng cao chất lợng dịch vụ của các trạm y tế xã.

- Một khi thiết lập đợc một cơ chế miễn giảm viện phí cho ngời nghèo có hiệu quả, nâng mức viện phí để giảm bao cấp cho các bệnh viện.

- Cải thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách y tế cho địa phơng để giảm sự chênh lệch giữa các tỉnh trong việc cung cấp các dịch vụ tối thiểu.

- Đánh giá lại chơng trình bảo hiểm y tế để đảm bảo rằng việc mở rộng tiếp theo các chơng trình này không làm cho tác động tiêu cực việc ngời bảo hiểm lựa chọn loại hình bảo hiểm và của cơ quan bảo hiểm lựa chọn đối tợng bảo hiểm không trở nên trầm trọng thêm lên.

Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc tăng tỷ lệ nhập học ở tất cả các cấp học, cải thiện hiệu quả và có sự công bằng về chi tiêu công. Tuy nhiên, để đạt đợc hiệu quả cao hơn chính phủ cần:

- Đánh giá hệ thống định mức phân bổ ngân sách giáo dục hiện tại cho các tỉnh và thay đổi chúng để giảm sự khác biệt giữa các vùng về chi giáo dục.

- Tăng tỷ lệ học sinh giáo viên khi tỷ lệ nhập học trung học tăng

- Xây dựng các chỉ bảo kết quả để đánh giá tác động của chi tiêu công bằng cách tiến hành thờng xuyên kiểm tra chất lợng và kết quả học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Ngân sách Nhà nước và vai trò của nó (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w