Giải pháp về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 98 - 101)

6 .KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.4. Giải pháp về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế

- Về công tác kiểm tra thuế:

Thơng qua cơng tác kiểm tra góp phần thúc đẩy việc chấp hành đúng đắn các quy định của Nhà nước về thuế từ đó phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn xử lý các vi phạm, lập lại trật tự kỷ cương thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực thu nộp tiền thuế. Để thực hiện những biện pháp trên nhằm tăng cường thu nộp tiền thuế vào NSNN nói chung và HKD cá thể vừa và nhỏ nói riêng, thì u cầu đối với ngành thuế thành phố Sơn La đặt ra là:

Tăng cường kiểm tra số lượng HKD cá thể, phấn đấu kiểm tra ít nhất được 5% HKD cá thể trên tổng số HKD cá thể hiện có trên địa bàn. Lựa chọn những đối tượng có đấu hiệu gian lận thuế, đặc biệt tập trung vào những HKD cá thể có dấu hiệu thất thu lớn. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn đẩy mạnh công tác điều tra, phát hiện xử lý nghiêm các hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế.

Tăng cường số lượng cán bộ cho các đội kiểm tra, đặc biệt là kiểm sốt viên chính, cần tập trung ít nhất 40% số lượng cán bộ cho cơng tác kiểm tra quyết tốn thuế, xác minh đối chiếu hóa đơn và thực hiện các cơng việc kiểm tra thường xuyên khác.

Nâng cao trình độ các cán bộ kiểm tra thuế trong việc thu thập, phân tích thơng tin, đánh giá rủi ro theo quy định của luật quản lý thuế. Bằng cách thường xuyên tổ chức các buổi tập huần về chuyên môn nghiệp vụ như tổ chức bồi dưỡng về kế tốn HKD cá thể, về phân tích báo cáo tài chính HKD cá thể và quy định mới về pháp luật thuế.

bạc, công an, quản lý thị trường… và tăng cường sự hỗ trợ, lãnh đạo của các cấp các ngành từ thành phố đến xã để công tác thu thuế vào ngân sách Nhà nước được thuận lợi và đạt kết quả cao hơn nữa góp phần phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hộicủa thành phố Sơn La

Tăng cường củng cố mối quan hệ giữa các ngành các cấp, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh ủy, HĐND - UBND thành phố và các ngành hữu quan tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.

- Về việc đánh giá công tác quản lý thu thuế:

Đánh giá công tác quản lý thu thuế nói chung và thu thuế HKD nói riêng thơng qua các nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả quản lý thu thuế.

Ngồi các tiêu chí định tính đánh giá về cơng tác quản lý thuế tại Chi cục thuế thành phố Sơn La, cần thực hiện đánh giá thơng qua tiêu chí định lượng bằng cách xây dựng các nhóm tiêu chí và thực hiện chấm điểm. Bằng cách này sẽ làm cho Lãnh đạo chị cục nhận thấy được những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý thuê thuế HKD, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường hơn nữa cơng tác quản lý thu thuế nói chung và cơng tác thu thuế HKD nói riêng tại Chi cục thuế, quá trình đánh giá thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tính tốn các tiêu chí đo lường hiệu quả công tác quản lý thu thuế

theo chức năng.

Mỗi chức năng phải xây dựng một hệ thống các tiêu chí đo lường hiệu quả công tác quản lý thu thuế theo các nội dưng cơ bản sau

Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác lập dự tốn thu thuế: 𝐹1 = ( 𝑋1, 𝑋2, 𝑋3, 𝑋4) với các biến số 𝑋𝑖

Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác hỗ trợ người nộp thuế (hay công tác tuyên truyền hỗ trợ) : 𝐹2 = (𝑌1, 𝑌2, 𝑌3,𝑌4, 𝑌5, 𝑌6); với các biến số 𝑌𝑖.

Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lsy đăng ký, kê khai thuế:

𝐹3 = (𝑍1, 𝑍2, 𝑍3, 𝑍4 ,𝑍5, 𝑍6) với biến số 𝑍𝑖.

Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế 𝐹4 = ( 𝑁 , 𝑁 , 𝑁 , 𝑁 , 𝑁 , 𝑁 , 𝑁 ) với các biến số là 𝑁.

Ngồi các nhóm tiêu chí nêu trên, có thể sử dụng thêm một số tiêu chí đánh giá tổng hợp như sau: 𝐹6 = ( 𝑀1, 𝑀2, 𝑀3, 𝑀4) với các biến số 𝑀𝑖.

Bước 2: Thực hiện phương pháp cho điểm tính tốn hiệu quả theo chức năng

mỗi chức năng là 100 điểm, mỗi biến số của từng chức năng có số điểm tối đa là 100 /I của Xi (hoặc Zi, Yi, Ni, Mi ). Theo đó quy định từng đoạn tỷ lệ cho mỗi biến số tương ứng với mỗi số điểm từ 0 đến 100/I. Có thể hình dung ma trận sau:

Trong đó:

- Xi là biến số thứ i (như đã nếu trên)

- aj là đoạn tỷ lệ thứ j của từng biến số (ví dụ: biến số thứ 4 chức năng 1 chia làm 4 đoạn – tăng trưởng thu nhập từ 0-5% ;à 5 điểm, từ 6-10% là 10 điểm, từ 11-15% là 15 điểm, từ 16-20% là 20 điểm, từ 21% trở lên là 25 điểm).

- ciaj là điểm số của biến số I tương ứng với đoạn tỷ lệ j (ví dụ trên) Do vậy điểm số của từng chức năng tương ứng sẽ là:

Fi = ∑ ciaj

n

i=1

Bước 3: Thực hiện đo lường hiệu quả công tác quản lý thu thuế HKD của

Chi cục thuế.

Căn cứ vào số điểm của từng nhóm để tổng hợp và tính tốn thành điểm phản ánh công tác quản lý thu thuế HKD tại Chi cục thuế.

𝐹𝐿 = ∑ 𝐹1

6 𝑖=1

6

Đồng thời quy định thêm một số tiêu chí định tính (khơng thể lượng hóa được) phù hợp với tính chất và điều kiện hoạt động trong từng thời kỳ để tính điểm thưởng cho hoạt động của Chi cục thuế.

Theo đó tổng số điểm để đo lường hiệu quả công tác quản lý thu thuế HKD của chi cục thuế thành phố Sơn La.

𝐹 = ∑ 𝐹1

6 𝑖=1

6 + 𝑆𝐾𝑖

Thông qua đánh giá tiêu chí F, Lãnh đạo Chi cục thuế thành phố Sơn La sẽ có được những nhận định rõ ràng hơn về công tác quản lý thu thuế nói chung và cơng tác quản lý thu thuế HKD nói riêng, từ đó đưa ra trọng tâm trong cơng tác quản lý thuế. Từng bước hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)