Ưu đãi thuế cho khai thác tài nguyên trong thời gian đầu: Giảm 50% trong 3 năm đầu mới khai thác (trừ dầu khí): Miễn 5 năm và giảm 50% đến

Một phần của tài liệu KTMon (25) (Trang 29 - 32)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP VỀ HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃ

9. Ưu đãi thuế cho khai thác tài nguyên trong thời gian đầu: Giảm 50% trong 3 năm đầu mới khai thác (trừ dầu khí): Miễn 5 năm và giảm 50% đến

trong 3 năm đầu mới khai thác (trừ dầu khí): Miễn 5 năm và giảm 50% đến 10 năm cho khai thác thuỷ sản xa bờ. (Điều 10 pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi).

10. Ưu đãi thuế đối với các đối tượng khó khăn, bị rủi ro và các đối tượng

chính sách xã hội.

- Miễn giảm thuế SDĐNN cho trường hợp bị thiên tại dịch hoạ, thiệt hại mùa màng (Điều 21 luật thuế SD ĐNN), cho các hộ nông dân miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số, người tàn tật, người già yếu không nơi nương tựa (Điều 22 luật thuế SDĐNN), cho thương binh, bệnh dịch hộ gia đình liệt sỹ (Điều 23 luật thuế SDĐNN).

- Miễn thuế đất ở của gia đình thương binh loại 1/4, loại 2/4; gia đình liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp nhà nước quy định; đất thuộc vùng rừng núi rẻo cao (Điều 13 pháp lệnh thuế nhà đất).

-Miễn thuế đất ở của người tàn tật, người chưa đến tuổi thành niên và người già cô đơn không nơi nương tựa, không có khả năng nộp thuế; xét miễn giảm thuế đất cho đối tượng nộp thuế có khó khăn về kinh tế do thiên tai, dịch hoạ, tai nạn bất ngờ (Điều 13, 14 pháp lệnh thuế nhà đất).

- Xét giảm hoặc miễn thuế đối với người có thu nhập cao trong trường hợp người nộp thuế bị thiên tai, dịch hoạ, tai nạn ảnh hưởng đến đời sống và một số trường hợp đặc biệt khác (Điều 20 pháp lệnh thuế TN đối với người có thu nhập cao).

11. Ưu đãi thuế cho đối tượng tham gia thực hiện các chính sách xã hội.

- Miễn thuế TNDN cho cơ sở kinh doanh dành riêng cho người tàn tật (Điều 35 luật thuế TNDN).

- Miễn thuế TNDN cho phần thu nhập từ các hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, người thuộc dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Điều 21 luật thuế TNDN).

- Giảm thuế cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động nữ (Điều 35 luật thuế TNDN).

Em xin đề xuất 2 phương án như sau:

Phương án thứ nhất: Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành rà soát lại tất cả các quy định về thuế trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành để tổng hợp, chọn lựa các quy định cần thiết, phù hợp với thực tiễn chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước để bổ sung cho các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đồng thời bỏ luôn các nội dung về thuế không còn phù hợp nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Phương án thứ hai: Trên cơ sở kết quả tổng hợp rà soát như phương án thứ nhất, hàng năm, mỗi khi thông qua nhiệm vụ kinh tế xã hội và dự toàn ngân sách năm sau, Quốc hội sẽ quyết định luôn các chính sách ưu đãi về thuế và nội dung sửa đổi bổ sung từng loại thuế hoặc sửa đổi ngay những nội dung về thuế không phù hợp trong các luật chuyên ngành.

Với những đề xuất, kiến nghị và giải quyết đã nêu trên em hy vọng rằng các vướng mắc còn tồn tại trong hệ thống thuế hiện hành sẽ được giải quyết dần dần, hình thành một hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước một cách đồng bộ, đảm bảo sự điều hành thống nhất của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.

KẾT LUẬN

Hệ thống chính sách thuế hiện hành đã và đang trở thành công cụ quan trọng của nhà nước trong việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngoài chức năng chủ yếu là đảm bảo nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của NSNN trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, hệ thống thuế còn phát huy tác dụng góp phần thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.

Qua quá trình phân tích bản chất và vai trò của thuế, phân tích một số vấn đề của hệ thống thuế hiện hành của nhà nước ta em thấy hệ thống thuế ở nước ta về cơ bản đã có một hệ thống luật thuế tương đối thống nhất, tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập quốc tế và khu vực đòi hỏi hệ thống thuế hiện hành phải luôn được bổ sung và sửa đổi để ngày một hoàn thiện hơn nữa.

Đây là đề tài có phạm vi khá rộng, vớ kiến thức thu lượm được từ bài giảng, từ sự tham gia góp ý của bạn bè, đặc biệt là với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Duệ và trong một thời gian ngắn, tôi chỉ có thể trình bày được một số vấn đề cần và đang được quan tâm đối với hệ thống chính sách thuế. Vì vậy, không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài viết, tôi hy vọng đề tài này sẽ là tài liệu cơ bản và thiết thực dùng để tham khảo đối với những ai quan tâm đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu KTMon (25) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w