Kết luận chung

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao (tóm tắt + toàn văn) (Trang 26 - 27)

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ đặt ra, luận án đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đề ra, thể hiện như sau :

1.1 Nghiên cu cơ s lí lun và thc tin ca đề tài

– Nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lí luận về bài toán nhận thức, từ đó có những đóng góp mới để cơ sở lí luận về bài toán nhận thức trở lên hoàn thiện hơn, rõ ràng hơn.

– Nghiên cứu về năng lực, vấn đề phát triển năng lực HS, chúng tôi tìm ra mối quan hệ BTNT và vấn đề phát triển năng lực HS. Các PPDH tích cực cần phát triển trong trường THPT ở Việt Nam.

– Trên cơ sở điều tra trực tiếp 36 GV, 8 cán bộ quản lí và xin ý kiến của 94 giáo viên của 14 trường THPT về việc xây dựng và sử dụng BTNT trong dạy học hoá học ở trường THPT, việc phân tích đã giúp cho chúng tôi có cái nhìn toàn diện về thực trạng dạy học làm cơ sở cho việc lựa chọn nghiên cứu

đề xuất các nguyên tắc, tiêu chí đánh giá, quy trình xây dựng và sử dụng BTNT trong dạy học nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh THPT.

1.2 Nghiên cu xây dng và s dng BTNT trong dy hc hoá hc

– Trên có sở phân tích cấu trúc, sự phát triển các nội dung kiến thức về hoá học hữu cơ trong chương trình hoá học phổ thông và dựa vào đặc điểm của BTNT chúng tôi đề xuất 5 nguyên tắc xây dựng BTNT, quy trình 4 bước xây dựng BTNT và 6 tiêu chí đánh giá BTNT.

– Trên cơ sở sự phân loại BTHH, căn cứ vào tính chất của BTNT và theo mức độ nhận thức, chúng tôi đã xây dựng mới 92 BTNT theo thứ tự các chương trong chương trình và SGK hoá học 11 NC phần hoá học hữu cơ

theo ba dạng : Định tính, định lượng, thực tiễn.

– Từ việc nghiên cứu các PPDH tích cực, nghiên cứu sự phát triển năng lực HS và dựa vào đặc điểm của BTNT chúng tôi đề xuất 4 nguyên tắc sử dụng hệ thống BTNT trong dạy học và quy trình 3 bước sử dụng hệ thống BTNT trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cho HS khi nghiên cứu tài liệu mới, khi hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, trong thực hành, thực nghiệm.

1.3 Thc nghim để khng định hiu qu và tính kh thi ca đề tài

Chúng tôi đã xây dựng giáo án cho 10 tiết học để GV tham khảo và trao đổi với GV về tất cả các giáo án mà GV xây dựng có sử dụng hệ thống BTNT của chúng tôi để tiến hành TNSP tại 13 lớp – TN của 5 tỉnh, thành phố với sự tham gia TNSP của 8 GV, 619 HS các lớp thực nghiệm (1727 bài kiểm tra kiến thức, 168 bảng kiểm quan sát năng lực mà GV thực hiện, 816 phiếu

điều tra về dạy học bằng BTNT của HS). Kết quả TNSP được đánh giá qua xử lý thống kê mô tả trên phần mềm exel.

1.4 Kết qu nghiên cu đã chứng minh tính đúng đắn và khả thi của đề tài nghiên cứu : xây dựng và sử dụng BTNT nhằm phát triển năng lực phát hiện nghiên cứu : xây dựng và sử dụng BTNT nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học hóa học lớp 11 nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường THPT hiện tại và làm cơ sở đểđổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực sắp tới.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao (tóm tắt + toàn văn) (Trang 26 - 27)