CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ SCADA
1.5. Cấu trúc phần mềm hệ SCADA
1.5.3.2. Các đối tượng của WinCC
ạ Các đối tượng chuẩn (Standard Object)
Tại đây có rất nhiều đối tượng, những đối tượng này bạn có thể sử dụng nó một cách dễ dàng bằng cách nhấp,, kéo vào các cửa sổ làm việc đồ họa và có thể dùng chuột kéo để thay đổi kích thước theo ý muốn hoặc dùng bàn phím để thay đổi kích thước. Các đối tượng chuẩn trong WinCC bao gồm một số đối tượng quan trọng saụ - Đường thẳng. - Hình đa giác. - Đường gấp khúc. - Elip. - Đường trịn. - Hình chữ nhật.
- Static text (dòng văn bản tĩnh). Để thực hiện các dòng văn bản, khi chạy thực có thể thay đổi vị trí, nội dung của hộp văn bản.
b. Smart Object
- Ứng dụng Window(Application Window): Là những đối tượng thông báo hệ thống (Tag Logging ), báo cáo hệ thống (Print Jobs) cũng như các ứng dụng của Global Script. Application Window mở ra những cửa sổ ứng dụng và quản lí nó để hiển thị và vận hành.
- Picture Window: Là những đối tượng được tạo ra trong Graphic Disigner. Các đối tượng đó được đặt cấu hình theo vị trí, kích thước và các đặc tính động khác. Chẳng hạn một đặc tính quan trọng là truy nhập hình ảnh được hiển thị trong Picture Window bằng cách thay đổi thuộc tính động’’Picture name” lúc chạy thực thì nội dung của cửa sổ có thể được thay đổi theọ
- Điều khiển nhúng và liên kết đối tượng (OLE Control): Sử dụng OLE Control để cung cấp các công cụ Window(như nút bấm, hộp lựa chọn). Các thuộc tính của nó được hiển thị trong cửa sổ “Object Properties” và tab “Event”. Các thuộc tính này có thể được ấn bản trong cửa sổ trên.
- Đối tượng liên kết và nhúng: Graphic Designer cho phép chèn các đối tượng nhúng vào cửa sổ làm việc của nó, trong mode cấu hình có thể ấn bản một đối tượng với ứng dụng OLE thích hợp. Sau khi hồn thành việc thay đổi để liên kết đối tượng nhúng một cách chặt chẽ,phải cập nhật liên kết bằng tay sao cho phù hợp với các thay đổi được thể hiện. Tuy nhiên không được phép ấn bản trong lúc chạỵ
- Trường vào/ra (I/O File): Sử dụng như một trường vào hoặc một trường ra hoặc như là một trường vào/rạ Các dạng sữ liệu cho phép sử dụng với I/O File:
Nhị phân (Binary). Hệ (Hexadecimal). Hệ thập phân (Decimal). Xâu kí tự (String).
Cũng có thể định rõ giá trị giới hạn, chỉ định là trường vào hoặc trường ra hoặc là trường vào/rạ
- Bar: Thuộc nhóm Smart Object. Thuộc tính của nó ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tính năng của nó. Nó thể hiện những giá trị bằng đồ thị có quan hệ với giới hạn cao thấp hoặc hoàn toàn chỉ là miêu tả bằng đồ họa hoặc phối hợp thể hiện những giá trị với tỉ lệ được định nghĩạ
- Hiển thị trạng thái (Status Display): Sử dụng để thể hiện bất kì con số của những trạng thái khác nhau nàọ Cho phép thể hiện động bằng cách nối nó với giá trị của tất cả các tag tương ứng với những trạng thái khác nhaụ Có thể ấn định bất kì con số nào trong khoảng từ 0 tới 222 - 1.
- Danh sách văn bản (Text List): Sử dụng Text List để đưa ra giá trị cho văn bản. Nó có thể sử dụng như một danh sách vào (vào là danh sách, ra là giá trị) hoặc danh sách ra (vào là giá trị, ra là văn bản) hoặc phối hợp danh sách/văn bản. Dạng số liệu là thập phân, nhị Phân hoặc bit dữ liệu đều có thể sử dụng.
Loại danh sách “Decimal” thể hiện văn bản đã ấn định tới giá trị. Khi cho vào một “Text” thì giá trị đã được chỉ định sẽ được truyền tới quản lí dữ liệụ
Loại danh sách “Binary” thể hiện một văn bản được chỉ định tới một bit của giá trị ra nếu bit đó được set (đặt giá trị lên 0 hoặc 1). Trong trường hợp này chỉ 1 bit của giá trị ra được set. Văn bản được chỉ định tới bit nào thì bit ấy được đưa rạ Khi vào một văn bản, quản lí dữ liệu nhận giá trị vào và sẽ set chính xác những bit tương ứng với văn bản nàọ Loại danh sách “Bit” thể hiện một văn bản mà nó liên quan tới những trạng thái của bit đã định nghĩa trong miền giá trị rạ
- Nhóm hiển thị (Group Display): Cung cấp thể hiện cách quy tụ theo cấp bậc của trạng thái hiện tại của những loại thơng báo nhất định mặc dù khơng có sự liên quan tới thông báo hệ thống với WinCC.
c. Các đối tượng của Window (Window Object)
- Nút bấm (Button) : Sử dụng để điều khiển sự kiện q trình. Nó có hai trạng thái, ấn xuống và không ấn. Liên kết tới quá trình bằng cách thực hiện các thuộc tính động tương ứng.
- Hộp chọn (Check-Box): Nó được sử dụng khi mà cần có 1 hay nhiều lựa chọn bằng cách kích lên từng trường hợp mà ta cần. Cho phép liên kết mềm dẻo với quá trình bằng cách thực hiện những thuộc tính động tương đương.
- Nhóm lựa chọn (Option Group): Tương tự như Check-Box nhưng mà là lựa chọn đơn.
- Nút trịn (Round Button): Là một cơng cụ giống như Button phục vụ cho vận hành sự kiện quá trình.
- Slider: Là cơng cụ điển hình chuyển động phục vụ cho điều khiển q trình (ví dụ điều khiển nhiệt độ, mức nước…). Phạm vi điều khiển nằm giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất mà ta có thể đặt, giá trị đặt phụ thuộc vào dạng dữ liệu được gán cho Slider. Có thể thiết lập một sự liên kết tới quá trình bằng cách thực hiện những thuộc tính động tương ứng.