Huyện Cư Kuin tỉnh ĐắkLắk

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TỔNG HỢP TRONG CANH TÁC HỒ TIÊU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TAI DAKLAK (Trang 27 - 29)

* Nhiệt độ

Nhiệt độ bình quân năm của huyện Cư Kuin là 24 0C (trung bình 5 năm 2005 - 2009). Tháng cĩ nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 12 và tháng 1 (21,8

0C và 21,1 0C), cao nhất là tháng 4 và tháng 5 (25,6 - 26,1 0C). Chênh lệch nhiệt độ bình quân giữa các tháng trong năm khoảng 5 0C, ngang với huyện Ea H’Leo. Nhìn chung nhiệt độ bình quân của huyện Cư Kuin cao hơn huyện Ea H’Leo và rất thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây hồ tiêu và cả các lồi dịch hại.

* Độ ẩm khơng khí

Độ ẩm khơng khí bình quân cả năm là 82 %. Cũng giống như ở huyện EaH’Leo, giữa các tháng mùa mưa và mùa khơ cĩ sự chênh lệch rất lớn về độ ẩm khơng khí. Các tháng mùa khơ cĩ độ ẩm khơng khí dao động từ 73,2 - 84,6 %, trong khi độ ẩm khơng khí của các tháng mùa mưa đạt tới 74,8 - 89,6 %. So với huyện Ea H’Leo thì khơng sai khác nhiều về độ ẩm khơng khí bình quân.

* Chế độ mưa

Tổng lượng mưa hàng năm của huyện Cư Kuin khoảng 2.026,2 mm, phân bố thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm trên 94 % lượng mưa của cả năm. So với huyện Ea H’Leo thì chế độ mưa của huyện Cư Kuin rải đều trong các tháng mùa mưa hơn. Mặc dầu cao điểm vẫn vào tháng 8, tháng 9 với tổng lượng mưa khoảng 2.000 mm nhưng lượng mưa vào 2 tháng này tại huyện Cư Kuin chỉ vào khoảng trên dưới 400 mm. Điều này đã dẫn đến sự khác biệt về các kỹ thuật canh tác trên vườn tiêu tại 2 điểm điều tra này.

Một số yếu tố khí hậu chủ yếu của huyện Cư Kuin được trình bày trong đồ thị 2.2.

Lượng mưa (mm) 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nhiệt độ (oC), độ ẩm khơng khí (%)

Lượng mưa Nhiệt độ Độ ẩm khơng khí

Đồ thị 2.2: Biến trình các yếu tố khí tượng huyện Cư Kuin (2005 - 2009)

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Đăk Lăk

* Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính của xã Ea BHơk là 4.200 ha. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp Miền trung thực hiện năm 2005, trên địa bàn xã cĩ 1.194 ha đất đỏ bazan chiếm 28,43 % diện tích đất tự nhiên của xã. Đặc điểm của loại đất này là cĩ tầng canh tác dày, tơi xốp, giàu chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khống, tuy nhiên đất thường chua, pHKCl thường dưới 5. Điều này cho thấy đây là vùng đất thích hợp cho việc phát triển hầu hết các loại cây đặc biệt là các cây cơng nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu..., đồng thời cũng thích hợp cho sự phát triển của các sinh vật gây hại sống trong đất.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TỔNG HỢP TRONG CANH TÁC HỒ TIÊU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TAI DAKLAK (Trang 27 - 29)