Mạng lưới sản xuất và kinh doanh của công ty 1 Mạng lưới sản xuất

Một phần của tài liệu công tác của khoa dược tại công ty cổ phần dược phú thọ (Trang 74 - 79)

1. Mạng lưới sản xuất

Lĩnh vực sản xuất của công ty: thuốc tiêm, thuốc viên( viên nang, viên nhộng, viên sủi, viên có nguồn gốc từ dược liệu,…), thuốc mỡ, thuốc nước. Trong đó nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt, hiệu quả chữa bệnh cao, giá thành hợp lý đã được khách hàng và thị trường chấp nhận.

2. Mạng lưới kinh doanh

Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng của con người. Vì thế công tác kinh doanh Dược đòi hỏi phải có những quy định nghiêm ngặt, phải tuân thủ theo quy chế, chế độ chuyên môn của Sở Y Tế quy định.

a. Phạm vi kinh doanh.

- Kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, thành phẩm, biệt dược. - Kinh doanh hoá chất.

- Kinh doanh hoá, mỹ phẩm.

- Kinh doanh trang thiết bị y tế và dụng cụ y tê. - Kinh doanh vật tư thông dụng và chuyên dùng.

b. Công tác kinh doanh.

- Ba mảng chủ yếu của công ty là: kinh doanh, tiếp thị và bán thuốc. - Marketing trong kinh doanh dược thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao cho Công ty đồng thời cũng phải vì mục đích chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.

- Công ty chào hàng ở các bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc từ đó nắm rõ được nhu cầu mua thuốc của các đơn vị cần mua hàng. Công tác marketing cần thu thập rất nhiều thong tin: tìm hiểu điều tra mô hình bệnh tật của cộng đồng dân cư, nhu cầu mua thuốc từng tháng, từng năm, năng lực kinh tế, khả năng tiêu thụ thuốc,…

- Công tác quảng cáo thuốc, quảng cáo bằng tờ rơi được thực hiện theo quy định của Bộ Y Tế.

- Sau khi đơn vị đó đồng ý mua thuốc của công ty đơn vị làm tờ dự trù của cơ sở, phòng kế hoạch tập hợp nhu cầu của cơ sở lên kế hoạch lấy hàng theo đúng nhu cầu của đơn vị cần mua về: Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, đơn vị sản xuất.

Khi nhập hàng về phải tổ chức nghiệm thu, ghi vào sổ nghiệm thu và phải theo dõi chất lượng, hạn dùng của thuốc.

IV. Cách sắp xếp, bảo quản thuốc, hoá chất và dụng cụ y tế trong kho

Thuốc và dụng cụ y tế trong kho là một loại hàng hoá đặc biệt, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng của con người. Được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu đa dạng với tính chất lý, hoá học khác nhau nên rất dễ hư hỏng trong quá trình tồn trữ, lưu thong và sử dụng. Để hạn chế những tai biến do dùng thuốc kém phẩm chất gây ra cần quan tâm đến công tác bảo quản thuốc và dụng cụ y tế nhằm đảm bảo chất lượng thuốc và dụng cụ y tế. Để làm được điều này người cán bộ kho phải có sức khoẻ, không mắc các bệnh truyền nhiễm,nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiên cứu các tác nhân gây ảnh hưởng đến thuốc và dụng cụ y tế ( nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng). Từ đó

đề ra các kỹ thuật bảo quản:

- Nhà kho phải được thiết kế xây dựng sửa chữa một cách có hệ thống sao cho có thể bảo quản thuốc, nguyên liệu, trang thiết bị y tế tránh được các ảnh hưởng bất lợi cho sản phẩm như: nấm mốc, sâu bọ,..

- Các điều kiện được yêu cầu bảo quản: bao bì, nhiệt độ, độ ảm, ánh sang. Cần chú ý tới các hoạt chất kém bền vững với nhiệt độ, độ ẩm, ánh sang.

- Bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản không dùng lẫn lộn bao bì loại này cho loại khác.

- Các thuốc nhạy cảm với nhiệt độ phải được bảo quản ở kho lạnh hoặc trong tủ lạnh. Nhiệt độ trong kho phải dược kiểm tra ở các vị trí khác nhau trong kho.

- Các thuốc nhạy cảm với ánh sang phải được đựng trong bao bì kín không có ánh sang lọt vào.

- Giữ cho kho sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên kiểm tra đảo hàng để phát hiện kịp thời nếu có nấm mốc, mối mọt, chuột bọ,…

- Theo dõi hạn dùng của thuốc để có kế hoạch xử lý.

- Tham gia xây dựng nội quy, quy chế chuyên môn sát với thực tế. tát cả các sai lệch thất thoát cần được điều tra làm rõ nguyên nhân.

A. Cách sắp xếp,bảo quản thuốc, hoá chất và dụng cụ y tế trong kho 1. Nguyên tắc chung

- Phải theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong khu thuốc, Có biện pháp phòng chống nóng ẩm kịp thời.

- Các điều kiện bảo quản được yêu cầu chủng loại, bao bì, giới hạn, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Cần chú ý tới các thuốc có hoạt chất kém bền vững với nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.

- Kho thuốc phải có nhiệt kế, ẩm kế ở những nơi cần thiết. - Sử dụng các chất hút ẩm nếu cần thiết.

pháp cơ điện, máy hút bụi, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh.

- Phải tránh tác động của ánh sáng, đặc biệt là các thuốc bị ánh sáng làm hỏng cần phải có biện pháp ngăn cản ánh sáng.

- Kho chứa thuốc phải đạt theo tiêu chuẩn quy định.

- Thuốc phải được đựng trong chai lọ màu thích hợp hoặc bọc bằng giấy đen. - Thuốc, hoá chất, dụng cụ y tế phải được kiếm soát, kiểm nghiệm khi xuất, nhập, định kỳ kiểm tra chất lượng và theo dõi hạn dùng.

- Kho thuốc phải sạch sẽ, bố trí nơi giao, nhận riêng, không có chuột, sâu bọ, mối mọt,…nếu có phải tìm biện pháp khắc phục kịp thời.

- Cấm mang đồ ăn vào trong kho. - Có chế độ vệ sinh khu vực kho.

- Thuốc, hoá chất phải có bao bì đóng gói, bao bì phải:

+ Đáp ứng yêu cầu của từng loại, thuận tiện cho việc vận chuyển.

+ Bao bì thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm than phải đúng quy định và theo quy chế riêng.

+ Không đựng lẫn bao bì đóng gói của loại thuốc này với loại thuốc khác, thuốc và y cụ phải có nhãn đúng quy chế.

- Thuốc gây nghiện phải quản lý theo quy chế riêng ( do Cục Dược quy định). - Định kỳ kiểm tra chất lượng của hàng lưu kho để phát hiện các biến chất hư hỏng trong quá trình bảo quản do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới chất lượng thuốc, nguyên liệu thành phẩm.

- Thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hết hạn dùng phải được bảo quản ở khu vực riêng và phải dán nhãn có biểu tượng, ký hiệu riêng để chống nhầm lẫn, phải có biện pháp để phòng việc cấp phát và sử dụng thuốc, nguyên liệu đã hết hạn dùng, thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

a. Thuốc, hoá chất bảo quản ở điều kiện thong thường

- Phải bảo quản theo đúng tính chất và yêu cầu riêng của từng loại. - Tránh ẩm mốc, chảy dính do các loại thuốc.

- Thường xuyên theo dõi các hiện tượng bất biến, đổi màu, vẩn đục đối với thuốc tiêm.

b. Dược liệu phải được đóng gói và bảo quản thích hợp đối với từng loại

- Để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. - Định kỳ kiểm tra chất lượng.

- Các dược liệu dễ bay hơi cần bảo quản nơi khô thoáng.

- Các dược liệu có chứa tinh dầu cần được bảo quản trong bao bì kín. - Có biện pháp phơi sấy, chống hư hỏng.

- Định kỳ chuyển đảo dược liệu trong kho.

c. Thuốc, hoá chất có yêu cầu bảo quản đặc biệt

- Hoá chất độc dùng trong công tác vệ sinh phòng dịch và hoá nghiệm phải bảo quản trong kho riêng, bảo quản đúng quy định.

- Dự trữ, giao nhận, đóng gói phải chấp hành như quy chế thuốc độc.

d. Thuốc, hoá chất dễ cháy

- Được bảo quản trong kho riêng và được thiết kế thích hợp. - Cấm mang lửa, chất đễ cháy nổ đến kho.

- Phải có biển ‘‘ Cấm Lửa’’.

- Có dụng cụ phòng cháy, chữa cháy.

e. Thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ thích hợp

- Nhiệt độ bảo quản thích hợp khoảng 15- 25 độ c.

- Vaccine, huyết thanh dạng nước yêu cầu nhiệt độ mát: 8-15 - Các loại kháng sinh bảo quản ở nhiệt độ mát: 15-25

f. Dụng cụ bằng kim khí

- Bảo quản trong điều kiện khô, mát.

- Không để chung với chất ăn mòn, dụng cụ cao su.

g. Dụng cụ bằng thuỷ tinh:

- Tránh va chạm gây nứt nẻ.

- Nếu xếp chồng thì phải có giấy lót giữa 2loại.

h. Dụng cụ bằng chất dẻo:

- Bảo quản ở nơi mat, nhiệt độ ít thay đổi.

Một phần của tài liệu công tác của khoa dược tại công ty cổ phần dược phú thọ (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w