Chủ đề 4: Tục ngữ, ca dao Cao Bằng (4 tiết)

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục dia phuong lop 7 Cao Bang (Trang 27 - 105)

c)Di tích lịch sử − văn hố đền Kỳ Sầm

Hình 8. Đền thờ Nùng Trí Cao trong di tích đền Kỳ

Sầm (Ảnh: Kim Cúc)

Đền Kỳ Sầm được xây dựng từ thời nhà Lý tại xã Tượng Cần, châu Thạch Lâm, nay là xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng. Ngôi đền thờ Khâu Sầm Đại vương Nùng Trí Cao, người dân tộc Tày, là nhân vật lịch sử có cơng trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Ông là người có tài thao lược, được vua phong chức Thái bảo(1) và cho trấn giữ châu Quảng Nguyên. Sau khi ông mất, vua Lý thương tiếc, sắc phong ông là Khâu Sầm Đại vương và cho lập đền thờ. Ngồi ra, ngơi đền cịn thờ ba người vợ của Nùng Trí Cao.

Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, ngơi đền khơng cịn giữ được nguyên vẹn kiến trúc như khi mới khởi dựng. Ngôi đền hiện nay đã được trùng tu nhiều lần và mang dáng dấp của ngôi đền thời Nguyễn.

Di tích đền Kỳ Sầm được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cơng nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1993. Cứ vào mồng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhân dân khắp nơi lại trẩy hội đền Kỳ Sầm rất đông. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất đối với người dân Cao Bằng.

Hình 9. Lễ hội đền Kỳ Sầm (Nguồn: Báo Cao Bằng)

(1) Thái bảo: chức quan đứng thứ ba trong hàng tam cơng của triều đình phong kiến (Thái sư, Thái phó, Thái bảo).

Quan sát các hình và đọc thơng tin ở mục 2, hãy kể tên và nêu một số nét chính về các di tích kiến trúc nghệ thuật của Cao Bằng (tên di tích, địa điểm, niên đại, giá trị nổi bật). Những di tích ở mục 2 cho em biết thơng tin gì về đời sống văn hố của người dân Cao Bằng thời phong kiến?

Hằng năm, đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương về trẩy hội tại các di tích lịch sử  văn hố. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?

Tư liệu 2. Đồng chí Hồng Đình Giong là một trong những đảng viên Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng và là người đầu tiên tiếp thu ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lê-nin từ Chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền bá vào Cao Bằng. Đồng chí là một người cộng sản kiên trung, một con người tiêu biểu cho truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

(Theo Tỉnh uỷ Cao Bằng, Hồng Đình Giong, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng (1904 – 1947), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 5)

3. Một số di tích lịch sử − cách mạng

Ngồi 3 di tích đã được nhà nước cơng nhận là di tích quốc gia đặc biệt, trên mảnh đất Cao Bằng hiện nay cịn rất nhiều di tích lịch sử − cách mạng, nơi lưu giữ những bằng chứng về truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất của con người nơi đây.

a) Di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm đồng chí Hồng Đình Giong

Hình 10. Tượng đài đồng chí Hồng Đình Giong tại khu di tích (Ảnh: Kim Cúc)

Di tích Địa điểm lưu niệm đồng chí Hồng Đình Giong tại làng Nà Tồn (nay là tổ 8, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng) là địa điểm gắn liền với thời niên thiếu của đồng chí Hồng Đình Giong − người chiến sĩ cộng sản trung kiên, người con ưu tú của q hương Cao Bằng. Trong khu di tích có trưng bày rất nhiều hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Hồng Đình Giong từ năm 1926 đến năm 1947.

Năm 1994, khu di tích và tượng đài đồng chí Hồng Đình Giong đã được khởi cơng xây dựng. Đến năm 1998, di tích hồn thành và được cơng nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2009, ngơi nhà của gia đình đồng chí Hồng Đình Giong đã được phục dựng ngay trên nền nhà cũ.

Khu di tích Địa điểm lưu niệm đồng chí Hồng Đình Giong tại làng Nà Tồn có cảnh quan tơn nghiêm, sạch đẹp. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động chính trị của địa phương: lễ báo cơng, kết nạp đồn, đội,… Khu di tích khơng chỉ là nơi để tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Hồng Đình Giong mà cịn góp phần tuyên truyền, giáo dục về lịch sử, truyền thống của địa phương, khơi dậy lòng tự hào về quê hương, đất nước cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ Cao Bằng.

b) Di tích lịch sử Pháo đài quân sự Tỉnh

Pháo đài quân sự Tỉnh ở Cao Bằng do thực dân Pháp xây dựng trên quả đồi thuộc trung tâm thị xã Cao Bằng (nay thuộc tổ 1, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng). Đây là một vị trí có ưu thế về mặt qn sự, có thể quan sát được tồn bộ các khu vực ngoại vi, đặc biệt là cầu Bằng Giang và cầu Sông Hiến − hai cây cầu mà thực dân Pháp đánh giá là những trở ngại lớn nhất khi muốn tấn công vào trung tâm thị xã Cao Bằng.

Pháo đài quân sự Tỉnh Cao Bằng do một kĩ sư người Đức thiết kế, khởi cơng từ năm 1940, hồn thành vào năm 1943. Pháo đài có diện tích khoảng 10 ha, xung quanh pháo đài gồm nhiều cơng trình được xây bằng đá với chiều dài 1 350 m, cao từ 10 đến 15 m, dày 1,2 m. Hệ thống cơng trình gồm: đường hầm ngầm, các cụm lô cốt, đài quan sát,… Đường hầm được thiết kế dọc, ngang kết nối các cụm lơ cốt và đài quan sát, có chỗ sâu đến 10 m; các cụm lô cốt và đài quan sát được đúc bằng bê tơng cốt thép có độ dày từ 1 − 1,5 m. Khi rút chạy khỏi Cao Bằng, thực dân Pháp đã dùng một lượng thuốc nổ lớn để phá huỷ một số nhà kho; đến ngày 16 − 10 − 1950, chúng lại cho máy bay ném bom làm hư hỏng một số cơng trình khác,...

Hiện nay, phần lớn các cơng trình thuộc di tích Pháo đài qn sự Tỉnh đã hỏng do chiến tranh và thời gian, chỉ cịn lại dấu tích về một số cụm lơ cốt ở phía tây và cổng ghi chiến tích của Pháp năm 1943.

Hình 11. Cổng Pháo đài quân sự

Tỉnh (Ảnh: Kim Cúc)

Hình 12. Dấu tích một lơ cốt trong di tích Pháo đài

quân sự Tỉnh (Ảnh: Kim Cúc)

Ngày 19 − 4 − 2001, di tích Pháo đài qn sự Tỉnh đã được cơng nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Hãy kể tên một số di tích lịch sử  cách mạng của tỉnh Cao Bằng. Các di tích ấy gắn với sự kiện/ nhân vật lịch sử nào? Em có thể tìm hiểu được điều gì về truyền thống cách mạng của Cao Bằng qua những di tích đó?

1.Tổ chức trị chơi “Hành trình về miền di sản” để gắn biển tên các di tích lịch

sử −

văn hố tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng lên bản đồ treo tường.

2.Hãy lựa chọn một di tích lịch sử − văn hố tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng

mà em yêu thích nhất và giới thiệu về di tích ấy với thầy cơ và các bạn.

Hãy sưu tầm tư liệu và viết một bài giới thiệu (khoảng 15 câu) về một di tích lịch sử − văn hoá ở địa phương em (nguồn gốc, niên đại, giá trị). Theo em, cần làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích ấy?

4 TỤC NGỮ, CA DAO CAO BẰNG

Sau chủ đề này, em sẽ:

Nhận biết được nội dung và một số yếu tố nghệ thuật của tục ngữ, ca dao qua các câu tục ngữ, bài ca dao tiêu biểu của Cao Bằng.

Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ các câu tục ngữ đã học: trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài ca dao. Trình bày được (dưới hình thức nói) ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ các câu tục ngữ đã học, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

Biết u q, trân trọng và có ý thức giữ gìn, lưu truyền những tác phẩm tục ngữ, ca dao của tỉnh Cao Bằng.

Tiểu dẫn

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất; được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Tục ngữ Cao Bằng giàu có về số lượng, phong phú về nội dung. Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh đều có những câu tục ngữ của mình, trong đó, tục ngữ Tày là bộ phận chiếm đa số, có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

TỤC NGỮ

1.Em đã bao giờ nghe thấy người thân hoặc ai đó sử dụng một câu tục ngữ

trong lời nói hằng ngày chưa? Đó là câu tục ngữ nào?

2.Theo em, vì sao trong giao tiếp hằng ngày, người ta lại mượn tục ngữ để thể

Tục ngữ Cao Bằng thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết và lao động sản xuất; các vấn đề đạo đức, lối sống được đúc kết thành những bài học ứng xử phù hợp với quan niệm sống của con người Cao Bằng.

Hãy nêu kinh nghiệm của dân gian thể hiện trong mỗi câu tục ngữ.

Em hãy tìm một câu tục ngữ của người Việt có nội dung tương tự với một câu tục ngữ vừa được học.

VĂN BẢN(1)

1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 1.Mây màu đỏ hồng có lũ

Mây trời màu đồng vàng sẽ nắng.

2.Tháng Ba trời u ám nắng, tháng Tám trời u ám mưa.

3.Ruộng cày tháng Chạp thóc gánh trĩu vai.

4.Mưa nhiều tốt cho ruộng hạn Nắng nhiều tốt cho ruộng thụt.

5.Hạ chí đầu tháng

Ruộng trên đồi cũng trồng được.

6.Thứ nhất kịp thì(2) Thứ nhì đủ nước Thứ ba đủ phân

Thứ tư làm cặm cụi suốt ngày Thứ năm chọn thật tốt hạt giống.

7.Mười cây cấy muộn không bằng năm cây cấy sớm.

(1) Các câu tục ngữ trong bài học này được trích từ các tài liệu: Ma Văn Vịnh, Đồng dao, thành ngữ, tục ngữ Tày, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2016; Địa chí Cao Bằng, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2000; Triều Ân − Hoàng Quyết, Từ điển thành ngữ − tục ngữ dân tộc Tày, NXB Văn hoá

dân tộc, Hà Nội, 1996.

Các câu tục ngữ trên đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống gì mà con người cần phải có?

Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ. Theo em, những câu tục ngữ về đời sống xã hội có giá trị như thế nào đối với con người ngày nay?

2.Tục ngữ về con người và xã hội 1.Anh em ở xa

Chẳng bằng chân thang nhà cùng chỗ. (1)

2.Gà vỗ cánh ba lần mới gáy

Con người ba lần cân nhắc rồi hãy nói.

3.Gánh nặng phải đổi vai Nói sai phải xin lỗi.

4.Đừng rủ nhau trèo cây xem gió Đừng rủ nhau vượt nước lũ.

5.Gần lửa nóng mặt Gần suối sạch thân.

6.Của mình làm ra như nguồn nước giếng Của bố mẹ làm ra cũng chỉ như nước lũ.

7.Muốn ăn ngon ra tay nấu Muốn mặc

đẹp ra tay khâu.

1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (được gợi ra từ một câu tục ngữ về con người và xã hội mà em vừa được học).

Gợi ý:

Các câu tục ngữ về con người và xã hội em vừa học đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến đời sống xã hội, đặc biệt là kinh nghiệm ứng xử của con người trước những vấn đề đó như cần cẩn trọng lời nói, trọng đạo lí, khơng nói xấu, nói dối người khác, nói sai phải biết xin lỗi,... Em chọn câu tục ngữ

chứa đựng vấn đề đời sống hay kinh nghiệm ứng xử của con người mà em quan tâm để thực hiện viết bài.

Dàn ý tham khảo:

I.Mở bài

−Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ: “Gà vỗ cánh ba lần mới gáy/ Con người ba lần cân nhắc rồi hãy nói.”.

−Nêu ý kiến về câu tục ngữ. II. Thân bài

−Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Ý nghĩa câu tục ngữ “Gà vỗ cánh ba lần mới gáy/ Con người ba lần cân nhắc rồi hãy nói.”: Trước khi nói ra bất cứ điều gì, con người cần suy nghĩ kĩ, tránh lỡ lời, khiến người nghe phật ý hoặc cảm thấy bị xúc phạm, làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa mình và người khác. Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ thấu đáo trước khi nói.

−Nếu lợi ích của việc cân nhắc, thận trọng khi nói năng:

+ Làm hài hồ mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp. + Giảm bớt mâu thuẫn, bất hoà trong xã hội.

+ Khiến người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với ý kiến của người nói. + Thể hiện nét lịch sự, văn minh trong giao tiếp, ứng xử.

+ Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe, đồng thời vẫn đạt được mục đích giao tiếp.

−Nêu tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:

+ Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận ý kiến của người nói, thậm chí khó chịu, đồng thời khơng đạt được hiệu quả giao tiếp.

+ Làm rạn nứt mối quan hệ với những người xung quanh, dễ xảy ra tranh chấp, xung đột.

+ Thể hiện sự kém văn minh, hạ thấp vẻ đẹp văn hoá của con người. −Rút ra bài học:

+ Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.

+ Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa đạt được mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho người nghe.

+ Nói năng cân nhắc khơng có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt thơng tin.

+ Khơng nói năng tuỳ tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

Tiểu dẫn

Tình yêu quê hương đất nước từ xưa đến nay đã đi vào những bài ca dao, dân ca. Ở địa phương nào, em cũng có thể tìm thấy những bài ca dao ca ngợi quê hương xứ sở. Trong bài học này, em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của “non nước Cao Bằng” qua những bài ca dao của người Kinh, người Tày, người Nùng,...

III. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu tục ngữ “Gà vỗ cánh ba lần mới gáy/ Con người ba lần cân nhắc rồi hãy nói.”: là lời khuyên chân thành, giàu ý nghĩa và sâu sắc,... Đúc kết bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ.

2. Giả sử bạn em cho rằng câu tục ngữ “Muốn ăn ngon ra tay nấu/ Muốn mặc đẹp ra tay khâu.” đã lạc hậu vì ở nhà đã có bố mẹ nấu ăn và may hoặc mua quần áo cho. Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.

1.Xây dựng một cuốn sổ tay để sưu tầm các câu tục ngữ được chia nhóm theo chủ đề (khoảng 30 câu và tình huống sử dụng cụ thể).

Gợi ý:

− Chuẩn bị một cuốn vở hoặc một cuốn sổ nhỏ để ghi lại những câu tục ngữ em nghe/ đọc được.

– Ghi lại những tình huống sử dụng tục ngữ mà em biết được trong đời sống hằng ngày của người dân quê hương em.

2.Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) để làm rõ những điều em đã “lắng nghe” được sau khi đọc/ nghe một câu tục ngữ.

CA DAO

Em có biết?

Bài ca dao số 3 giải thích tên chợ Cơ Sầu (hay Co Sầu), huyện Trùng Khánh. Tương truyền xưa kia, đây là nơi hội tụ nhiều người ở các vùng miền qua lại trao đổi hàng hố, nơi hẹn hị của đơi lứa. Chợ Cô Sầu họp 5 ngày một lần, người đến chợ phải đi từ chiều hôm trước, họ chờ đợi, hẹn hị nhau, góp tiền mua thực phẩm ăn cơm chiều với nhau, rồi cùng nhau hát Sli, Lượn đối đáp,…

VĂN BẢN

1.Ca dao các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng(1)

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo dục dia phuong lop 7 Cao Bang (Trang 27 - 105)