Về kim ngạch xuấtkhẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1Về kim ngạch xuấtkhẩu

2.2 Thực trạng xuấtkhẩu thủysản ViệtNam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2018 –

2.2.1Về kim ngạch xuấtkhẩu

Theo VASEP, thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC) đã khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) sụt giảm liên tục từ năm 2018 đến nay. Sau 2 năm chịu tác động từ thẻ vàng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU giảm 12%, tương đương 183,5 triệu USD. Xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt do bị tác động kép bởi dịch COVID-19 và thẻ vàng IUU làm cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này giảm đáng kể.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2018 – 6T 2021

Năm Sản lƣợng (nghìn tấn) Kim ngạch (tỷ USD)

2018 236,8 1,35

2019 224,3 1,29

2020 212,6 1,22

6T 2021 104,3 0,485

Do ảnh hưởng của thẻ vàng IUU, xuất khẩu thủy sản sang EU đã giảm đáng kể trong những năm qua. Năm 2018, năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của thẻ vàng IUU, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giảm xuống còn 1.35 tỷ USD. Từ vị trí thứ 2 trong các thị trường xuất khẩu thủy sản, sau khi EC cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đã tụt xuống đứng thứ 5 và tỉ trọng của thị trường sụt giảm từ 18% xuống 13%.

Năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đạt khoảng 1.29 tỷ USD, trong đó sản phẩm hải sản khai thác đóng góp khoảng 387 triệu USD. So với năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 2019 giảm 12%. Đặc biệt, hội nghị đánh giá 2 năm triển khai chương trình "Doanh nghiệp cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo qui định (IUU)" diễn ra trong bối cảnh đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu EC sang làm việc với các cơ quan hữu quan Việt Nam để kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị của EC sau năm bị cảnh cáo "thẻ vàng". Trong lần kiểm tra này, đoàn thanh tiến hành kiểm tra 4 nhóm khuyến nghị mà EC đã yêu cầu nước ta phải thực hiện là Khung pháp lý; Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; Thực thi pháp luật và Truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác. Đến nay, sau những năm thực hiện tốt các quy định cả nước có 62 doanh nghiệp cam kết IUU bằng việc tuân thủ nguyên tắc chỉ thu mua từ những tàu đánh bắt có đầy đủ giấy phép, nhật ký khai thác và chứng nhận của cảng. Theo báo cáo của Hiệp hội VASEP, sau năm EC cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường EU đã bị tác động rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu giảm 6,5% còn gần 390 triệu USD trong năm 2018 và tiếp tục chững lại trong những tháng đầu năm năm 2019 với 251 triệu USD.

Năm 2020, tuy có hồi phục sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giảm 6% so với năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 1,22 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Báo cáo khó dựa vào các số liệu xuất khẩu thủy sản sang EU năm 2020 để phân tích định lượng tác động từ thẻ vàng. Bởi, suy giảm xuất khẩu năm 2020 không chỉ chịu tác động bởi thẻ vàng, mà còn bị ảnh hưởng bởi cả đại dịch COVID-19. Mặt khác, xuất khẩu thủy sản sang EU từ nửa cuối năm 2020 còn được tác động từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mang lại kết quả tích cực cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu được hưởng lợi đáng kể khi EVFTA có hiệu lực vì 50% số dịng thuế sẽ về 0% vào năm 2020, bao gồm các mặt hàng chính như tơm, cá ngừ, mực và bạch tuộc.

Nguồn: Tính tốn từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Biểu đồ 2.1: Lƣợng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU qua các tháng trong năm 2020 - 2021.

Biểu đồ lượng và trị giá xuất khẩu năm 2021 cho thấy ngoại trừ tháng 2 (tháng có đợt nghỉ Tết nguyên đán) thì lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản các tháng năm 2021 đều tăng so với năm trước. Cục Xuất nhập khẩu cho biết xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ và Pháp là những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối thị trường này. BCT nhận định, trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU. Song trước diễn biến của dịch bệnh, ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU (Trang 32 - 34)