Giải pháp về nguồn vốn và quản lý sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 49 - 51)

Chương 1 : Một số lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần

3.2.2. Giải pháp về nguồn vốn và quản lý sử dụng nguồn vốn

Tất cả các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước.

Các doanh nghiệp phải huy động vốn từ mọi nguồn và có biện pháp để sử dụng có hiệu quả. Nguồn vốn mà các doanh nghiệp có thể huy động bằng nguồn vốn vay trả chậm, các tổ chức, phát hành trái phiếu hoặc bằng hình thức góp cổ phần trong doanh nghiệp. Để sử dụng vốn có hiệu quả, Doanh nghiệp phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị khác.

Với một số vốn khơng tăng có thể tăng được doanh số hoạt động từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận nếu như doanh nghiệp tăng được tốc độ luân chuyển. Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm hút bớt số vốn và giảm thời gian vốn lưu lại ở từng khâu từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh.

Một số kênh huy động vốn như:

Thứ nhất: Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng là kênh quan trọng đối với mọi loại hình

doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn để doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Theo thống kê của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, có khoảng 75% doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được nguồn vốn này. Báo cáo của Ngân

hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng thương mại cũng cho thấy, số doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn trong giai đoạn vừa qua là rất ít.

Thứ hai: Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia là một phần trong lợi nhuận của doanh

nghiệp được tích luỹ lại để tái đầu tư. Hiện nay, ở Việt Nam, nguồn vốn từ lợi nhuận để lại chưa được quan tâm đúng mức, bởi vì trong khối các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp được bao cấp về tài chính, nên nhu cầu nguồn vốn là khơng nhiều. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động không hiệu quả, nên nguồn vốn từ lợi nhuận để lại là khơng có. Các doanh nghiệp tư nhân cũng tương tự, do mâu thuẫn giữa lợi tức cho cổ đông và lợi nhuận để lại tái sản xuất là từ cùng một nguồn lợi nhuận sau thuế. Các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, chưa có thương hiệu, nên thường đảm bảo mức lợi tức cổ phần cao, do vậy lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp rất nhỏ, không đủ phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng.

Thứ ba: Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu là một kênh rất quan trọng để huy động vốn

dài hạn cho công ty một cách rộng rãi thông qua mối liên hệ với thị trường chứng khoán. Hiện nay, việc thu hút nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu là rất cần thiết và hồn tồn có khả năng thực hiện, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu từ phương thức này. Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích sở hữu hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với vốn của tổ chức phát hành.

Thứ tư: Nguồn vốn từ tín dụng thương mại là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn

này được hình thành tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Ở Việt Nam, có đến 84% doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tín dụng thương mại để phục vụ cho q trình hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn tài chính thương mai có ảnh hưởng rất lớn, khơng chỉ với các cơng ty mà cả đối với tồn bộ nền kinh tế, nó là một kênh đảm bảo khả năng thanh tốn trong ngắn hạn, giúp các doanh nghiệp tự chủ tài chính, giúp đỡ lẫn nhau. Các cơng cụ chủ yếu được sử dụng là thương phiếu, như hối phiếu nhận nợ, hối phiếu đòi nợ, séc… Tuy nhiên, huy động vốn tín dụng thương mại chủ yếu chỉ dựa trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau giữa những người mua - người bán, dẫn đến hạn chế.

Thứ năm: Nguồn vốn bằng phát hành trái phiếu: Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa

vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển sang bán trái phiếu để huy động vốn, tuy nhiên sau khi Nghị định số 81/2020/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành, trong đó quy định: doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch dưới 100 nhà đầu tư trong vòng một năm từ ngày hoàn

thành đợt phát hành khiến cho kênh trái phiếu, từ đó khiến kênh này ít được các doanh nghiệp lựa chọn.

Thứ sáu: Th tài chính là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, đối với hình thức

cấp tín dụng này khơng bắt buộc khách hàng phải thực hiện thế chấp tài sản để đảm bảo nghĩa vụ thanh tốn. Doanh nghiệp có thể đầu tư tài sản mới thơng qua hình thức th tài chính để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với hình thức này cơng ty sẽ khơng bị áp lực tài chính khi phải tập trung nguồn vốn lớn để đầu tư lúc đầu, thay vào đó chỉ cần thanh tốn tiền th hàng tháng trong thời hạn thuê với thời hạn thuê thông thường khoảng từ 03 đến 05 năm. Chính vì vậy, mặc dù có số vốn hạn chế, doanh nghiệp vẫn hồn tồn có thể mạnh dạn mở rộng hoạt động kinh doanh.

Ngoài việc sử dụng vốn có hiệu quả Doanh nghiệp cần phải biết tiết kiệm chi tiêu chống lãng phí trong chi phí hành chính, tập trung vốn có trọng điểm.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)