Dự báo phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA TỈNH NGHỆ AN (Trang 54)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu khóa luận

3.1. Dự báo phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Lựa chọn và ứng dụng CNC trong sản xuất

a. Trong lĩnh vực trồng trọt

- Công nghệ về giống: Tuyển chọn các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu để đưa vào sản xuất nhân rộng.

- Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp 4.0 (nông nghiệp số), cơ giới hóa, tự động hóa, các quy trình canh tác tiên tiến (ICM, IPM,VietGAP,.... ) trong sản xuất, để tạo ra những sản phẩm sạch, sản phẩm an tồn, chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được giám sát chặt chẽ bằng hệ thống quản lý thơng minh, trong đó:

+ Về lúa: Tập trung đưa máy móc hiện đại vào sản xuất, như máy làm đất, máy cấy, máy gieo hạt, máy bón phân, máy gặt đập liên hợp, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, để giảm thiểu sức lao động con người, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ...

+ Về rau màu, hoa, cây cảnh: Ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới, nhà kính, tưới tự động kết hợp dinh dưỡng, cơng nghệ canh tác khơng dùng đất (thủy canh, khí canh, trồng cây trên giá thể) trong sản xuất các loại rau, củ, quả và hoa chất lượng cao. Mở rộng các vùng sản xuất rau màu chuyên canh, áp dụng quy trình sản xuất an tồn VietGAP, IPM, hữu cơ..., gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

+ Về cây ăn quả: Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, IPM, hữu cơ kết hợp với công nghệ tưới nhỏ giọt nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất.

b. Đối với lĩnh vực chăn nuôi

- Công nghệ về giống: Ứng dụng những công nghệ hiện đại trong sản xuất giống như công nghệ di truyền, công nghệ sinh học để chọn lọc, lai tạo các giống vật ni mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên tại tỉnh, để mở rộng chăn nuôi, đặc biệt các khu chăn nuôi tập trung, khu chăn nuôi gắn với giết mổ.

- Ứng dụng công nghệ chuồng kín, cơng nghệ sinh học, cơng nghệ 4.0 gắn với xử lý môi trường để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại công nghiệp tập trung.

- Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý trại giống lợn, gà ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật ni và trang trại chăn ni bị sữa.

súc, gia cầm để tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị cao và an toàn vệ sinh thực phẩm.

c. Đối với lĩnh vực thủy sản

- Đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất, hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, vận hành, đưa ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu của người nuôi trồng trên địa bàn tỉnh.

- Ứng dụng cơng nghệ 4.0, cơ giới hóa, cơng nghệ sinh học, các quy trình ni theo tiêu chuẩn VietGAP để giám sát nâng cao hiệu quả trong phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Đưa công nghệ nuôi mới như cơng nghệ Biofloc, sơng trong ao, ni tuần hồn để mở rộng Ứng dụng CNC trong bảo quản, chế biến nông sản

- Áp dụng rộng rãi phương pháp bảo quản lạnh và lạnh đông, công nghệ chiếu xạ, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản, thực phẩm.

- Xây dựng và nhân rộng các mơ hình ứng dụng cơng nghệ mới trong bảo quản và chế biến nông sản như: Công nghệ bao gói khí quyển kiểm sốt, công nghệ bảo quản nhanh kết hợp chất hấp thụ etylen trong bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng....

Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ

- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhập và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất, chế biến, bảo quản, nông, lâm, thủy sản.

- Tăng cường hợp tác với các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học ở cả trong và ngoài nước để nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao những công nghệ tiên tiến vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Đề nghị HĐND tỉnh bổ sung nội dung về sản xuất nơng nghiệp ứng dụng CNC vào Tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, theo đó xã được cơng nhận xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải có ít nhất 1 mơ hình sản xuất nơng nghiệp ứng dụng CNC đạt hiệu quả; huyện được công nhận huyện NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải xây dựng 2-3 vùng sản xuất ứng dụng CNC.

- Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC theo hướng tập trung, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2050 phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của từng vùng. Tại vùng quy hoạch, nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước) để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tiếp tục thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung tích tụ ruộng đất; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản

xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tập trung đất đai theo hình thức th hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp

3.2. Quan điểm hồn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.2.1 Quan điểm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An.

+ Phát triển nông nghiệp CNC tỉnh Nghệ An phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nơng nghiệp cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

+ Phát triển nông nghiệp hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nơng nghiệp, q trình đơ thị hóa và xây dựng nơng thôn mới văn minh, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng nâng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

+Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Quy hoạch phát triển sản xuất nơng nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghệ sau thu hoạch, chế biến và thị trường tiêu thụ.

+Phát triển nơng nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh dinh dưỡng; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

+Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với việc huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.

+ Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tập trung cho các chương trình, đề án trọng điểm trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới, nhất là phát triển nông nghiệp vùng Miền Tây Nghệ An.

3.2.2 Quan điểm hồn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Phát triển sản xuất nông nghiệp CNC gắn với sản xuất và chế biến phải thực sự khai thác có hiệu quả các nguồn lực; trong đó, ưu tiên khai thác các nguồn tài nguyên vô hạn là: công nghệ, tri thức, thương hiệu… Xây dựng nền nông nghiệp CNC phát triển tồn diện tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái, từng ngành hàng mà tỉnh nghệ an có thế mạnh, nâng cao mức sống người lao động, góp phần xây dựng nơng thơn mới nâng cao, kiểu mẫu.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp CNC theo chuỗi phải gắn với thị trường tiêu thụ và cơng nghiệp chế biến và bảo quản. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn đồng thời áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Xây dựng nền nông nghiệp CNC trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của các thành phần kinh tế, khuyến khích tích tụ ruộng đất, phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp nơng nghiệp; kết hợp hài hồ giữa các hình thức hợp tác; chú trọng phát triển nông nghiệp ở vùng bán sơn địa, các xã miền núi,... Phát triển trồng trọt hài hịa với chăn ni gia súc, gia cầm theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu chăn nuôi và giết mổ tập trung đã được quy hoạch; tiếp tục nâng cao chất lượng giống cây trồng, gia súc, gia cầm để tăng chu kỳ sản xuất và tăng năng suất, sản lượng.

- Phát triển nông nghiệp CNC ở tỉnh nghệ an tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2030 phải phù hợp với quan điểm tăng trưởng xanh của cả nước, tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, bền vững và áp dụng quy trình sản xuất VietGAP, GlobalGAP… trên một số cây trồng như lúa, rau, các loại cây ăn quả (bưởi, cam). Tăng cường công tác quản lý gắn với việc đẩy mạnh khuyến cáo vận động nhân dân để giảm thiểu tối đa việc tùy tiện dùng hóa chất độc hại trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến nông sản là điều kiện tiên quyết xây dựng nông nghiệp “hiệu quả, bền vững”.

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp CNC tỉnh theo hướng tập trung ưu tiên các nguồn lực phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực là: Xây dựng vùng trọng điểm lúa của tỉnh, phát triển cây ăn quả (cam, bưởi..), cây rau an tồn, hoa cây cảnh; chăn ni gà công nghiệp, gà thả đồi, lợn hướng nạc, mật ong. Đồng thời ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất tạo nhiều sản phẩm có giá trị, an tồn khơng những phục vụ nhu cầu tại chỗ, mà còn phục vụ khách du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và xuất khẩu.

3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ nơng nghiệp cơng nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2025 tầm nhìn 2035 địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2025 tầm nhìn 2035

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp CNC theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

3.3.1. Chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng

Thứ nhất, ngân sách nhà nước(NSNN) tiếp tục ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thu hút các nguồn lực trong nền kinh tế đầu tư cho nơng nghiệp

Chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển NNCNC thời gian qua còn một số vấn đề đặt ra. Do đó, hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho NNCNC cần tiếp tục được điều chỉnh, hoàn thiện trong thời gian tới, như tăng chi đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phân bổ NSNN bảo đảm hài hịa lợi ích của các địa phương có điều kiện phát triển cơng nghiệp với các địa phương thuần nơng. Ngồi ra, để thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực NNCNC, đặc biệt là thơng qua hình thức PPP, cần có giải pháp đột phá nhằm tận dụng lợi thế về vốn, trình độ, năng lực quản trị và cả thế mạnh về chuỗi cung ứng của các tập đoàn hàng đầu thế giới, cũng như của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ hai, hoàn thiện cơ sở pháp lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các thủ tục tiếp cận vốn vay nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp cơng nghệ cao

Cần có cơ chế định giá đất nơng nghiệp đối với một số địa phương theo giá thị trường để tạo điều kiện cho khách hàng có cơ sở thế chấp cho khoản vay, bảo đảm đầu tư đủ vốn cho doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.

Số hóa nơng nghiệp gắn liền với việc hiện đại hóa tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Để đảm bảo tính khả thi, đồng bộ thì q trình này địi hỏi phải có đủ quy mơ về vốn và mặt bằng. Vấn đề này hiện nay chỉ các tập đồn lớn có thể giải quyết được, trong khi cũng giống như tình trạng của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nơng nghiệp cơng nghệ cao phần lớn có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư, tổ chức, cá nhân cũng như xác lập quyền tài sản trên đất nông nghiệp, bao gồm cả nhà lưới, nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới tiêu… để doanh nghiệp có cơ sở vay vốn, mở rộng và nới các tiêu chuẩn để các cơ sở sản xuất nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn đầu tư cho việc chuyển đổi số của mình.

Thứ ba, cần chuyển đổi số của ngành nông nghiệp các tổ chức tín dụng (TCTD) cần xây dựng định hướng đầu tư tín dụng với lĩnh vực nơng nghiệp, phù hợp với thực tế và quy hoạch phát triển ngành, trong đó chú trọng vào một số nội dung như:

(i) Đánh giá lại nhu cầu thị trường, nghiên cứu các định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và các nông sản chủ lực để xây dựng định hướng đầu tư tín dụng với lĩnh vực nơng nghiệp, nhằm đa dạng hóa danh mục tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng;

(ii) Đầu tư tín dụng hướng tới sản xuất nơng nghiệp quy mơ lớn, ứng dụng công nghệ cao, tăng khả năng liên kết trong chuỗi giá trị tồn cầu của sản phẩm nơng nghiệp Việt Nam;

(iii) Tăng tỷ trọng phục vụ hoạt động chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị, chất lượng nông sản;

(iv) Chú trọng cho vay trên cơ sở các hợp đồng liên kết giữa cơ sở chế biến xuất khẩu với người sản xuất;

(v) Liên kết thơng qua mơ hình cánh đồng lớn, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sản xuất nơng nghiệp. Trong đó, trọng tâm hướng tới các doanh nghiệp giữ vai trò “đầu tàu”, “trụ cột” để dẫn dắt, đưa khoa học cơng nghệ, trình độ quản trị… vào chuỗi giá trị;

(vi) Cho vay thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp số theo vùng sản xuất tập trung, tập trung vào các danh mục sản phẩm chủ lực, các thế mạnh của địa phương theo định hướng chung và trên cơ sở lợi thế so sánh của địa phương, của vùng, qua đó nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng. Trong đó, lưu ý thực tế phát triển thế mạnh của từng vùng trong thời gian qua, định hướng phát triển vùng tại Kế hoạch theo Quyết định số 255/QĐ-TTg và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trong thời gian tới;

(vii) Rà soát để tiếp tục đơn giản hóa thủ tục vay vốn của khách hàng; nghiên cứu các hình thức cho vay phù hợp với yêu cầu phát triển cây trồng, vật ni và tăng cường tính liên kết giữa cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu; xây dựng tiêu chí đánh

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA TỈNH NGHỆ AN (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)