CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Điểm mạnh (S)
- Tài nguyên du lịch: Sở hữu nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn có giá trị khai
thác phát triển du lịch cao.
- Sản phẩm du lịch đặc thù: Đã và đang được khai thác tốt và có nhiều tiềm
năng để phát triển.
- Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật
Có quốc lộ 20 kết nối tuyến một cách dễ dàng, thuận lợi.
Được đầu tư đồng bộ đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Kết nối đường bay trực tiếp giữa các địa phương thuộc tuyến, ngày càng nhiều các hãng hàng không quan tâm khai thác là yếu tố quan trọng giúp thu hút du khách đến với tuyến.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ngày càng hiện đại, đồng bộ. Đã hình thành nhiều tổ hợp vui chơi giải trí, khách sạn, khu nghỉ dưỡng sang trọng đẳng cấp quốc tế do các tập đoàn lớn đầu tư như Sungroup, Vingroup,...
Điểm yếu (W)
- Sản phẩm du lịch chưa có nhiều yếu tố nổi bật đột phá, chưa có nhiều sự đa dạng về sản phẩm du lịch đối với tuyến.
- Năng lực cạnh tranh còn hạn chế đối với một số chỉ số quan trọng như hạ tầng dịch vụ, chưa có nhiều sự nổi bật mang tính thương hiệu cho tuyến.
- Hệ thống giao thơng thường xun gặp tình trạng q tải gây nên những điểm nghẽn cho quá trình thu hút khách du lịch đến với tuyến vào những mùa cao điểm đặc biệt tại trung tâm du lịch Tp Hồ Chí Minh.
- Nguồn lực, cơ chế chiến lược đối với hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cịn nhiều hạn chế chưa có được những chính sách nổi trội.
- Nguồn nhân lực tuy đông đảo nhưng về mặt chất lượng vẫn chưa thực sự đạt chuẩn và bắt kịp với nhịp đồ phát triển của ngành du lịch.
Cơ hội (O)
Du lịch, dịch vụ du lịch đã được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng.
Sự quan tâm của nhà nước trong công tác ban hành một số cơ chế chính sách thơng thống ưu đãi trong cơng tác đầu tư tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài tuyến.
Dự án Cải tạo Quốc lộ 20 – đoạn từ Dầu Giây đến TP. Bảo Lộc góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thơng thương của tỉnh Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng giúp rút ngắn khoảng cách và tiết kiệm được chi phí và thời gian vận chuyển, đi lại, tạo điều kiện thu hút du khách.
Dịch Covid – 19 tuy đã gây ra nhiều tác động tiêu cực song đây cũng là cơ hội để ngành du lịch tại Việt Nam nói chung và ngành du lịch tại TP Hồ Chí Minh – Đà Lạt nói riêng thay đổi cách thức hoạt động theo hướng linh hoạt, bền vững hơn, đào tạo nâng cao trình độ nhân lực, cơ cấu lại thị trường, tăng cường liên kết, hợp tác... từ đây tạo đà khôi phục nâng cao năng lực cạnh tranh của tuyến trên bản đồ du lịch.
Du lịch nghỉ dưỡng tham quan cuối tuần đang dần trở thành xu hướng từ sau đại dịch COVID – 19 đây cũng chính là sản phẩm du lịch đặc thù của tuyến.
Thách Thức (T)
o Ảnh hưởng của tính thời vụ đối với du lịch cao.
o Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh, trong đó đặc biệt là sự bất lợi về thời tiết.
o Tính cạnh tranh cao từ sản phẩm du lịch của các tuyến du lịch ngày càng lớn.
o Xu thế tồn cầu hóa và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều yêu cầu đối với ngành du lịch nói chung
và các yếu tố góp phần phát triển du lịch nói riêng trong đó có tuyến du lịch.
o Đại dịch COVID 19 gây ra sự thay đổi về nhu cầu và xu hướng du lịch của du khách đối với việc lựa chọn tuyến điểm tham quan.
o Cảnh quan môi trường bị khai thác để phục vụ du lịch dẫn đến tình trạng xuống cấp, mất mỹ quan thắng cảnh du lịch.
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cùng với đó là những thách thức cơ hội đối với q trình khai thác phát triển tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt. Nhận thấy để có thể khai thác tối đa tiềm năng phát triển của tuyến cũng như tạo động lực phát triển tuyến cần tập trung vào các vấn đề sau đây:
1. Công tác quy hoạch phát triển du lịch trên cở sở những tiềm năng du lịch sẵn có của tuyến một cách hợp lý.
2. Phát triển hoàn thiện và tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm du lịch đặc thù của tuyến.
3. Tập trung thu hút vốn đầu tư nhằm tạo động lực củng cố phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tuyến.
4. Bảo vệ cảnh quan môi trường tại các điểm tham quan du lịch hướng đến sự phát triển bền vững.
5. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu cho tuyến du lịch.
Với những vấn đề nêu trên, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng tuyến cũng như góp phần phát triển tuyến du lịch TP Hồ Chí Minh – Đà Lạt.
Thứ nhất, giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đặc trưng của tuyến cùng với đó đa dạng thêm các sản phẩn du lịch bổ trợ.
Có thể nói, sản phẩm du lịch đặc thù của một điểm du lịch nói riêng và tuyến du lịch nói chung là một nhân tố đóng vai trị vơ cùng quan trọng, có tác động trực tiếp đến quyết định du lịch của du khách. Ngày nay, nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng cao và đa dạng, đòi hỏi mỗi điểm đến du lịch mỗi tuyến du lịch cần phải
có riêng cho mình một sản phẩm mang tính đặc thù và thương hiệu nhằm tạo nên sự khác biệt, nét đặc trưng, sức thu hút riêng cho tuyến. Liên hệ đến tuyến du lịch TP Hồ Chí Minh – Đà Lạt sản phẩm du lịch chính mà tuyến đang chú trọng khai thác là tham quan nghỉ dưỡng cuối tuần, đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng và là xu hướng du kịch nổi bật trong những năm gần đây. Nhìn chung tuyến đã và đang khai thác tốt sản phẩm du lịch này, tuy nhiên để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường cũng như thu hút tối đa lượng khách du lịch, tuyến du lịch cần phải có thêm sự đầu tư và cải thiện chất lượng của sản phẩm du lịch.
Cụ thể, để sản phẩm du lịch tham quan nghỉ dưỡng cuối tuần này thực sự phát triển tốt trước hết điều kiện về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ phải thực sự đạt chuẩn chất lượng. Cần tập trung xây dựng và mở rộng nhiều các khu nghỉ dưỡng, resort, khu du lịch chất lượng cao từ đây xây dựng thương hiệu đặc trưng cho tuyến. Tạo đà thu hút khách du lịch đến với tuyến.
Đồng thời, tăng cường mạnh mẽ công tác xúc tiến quảng bá, xây dựng những chiến lược marketing hiệu quả, nắm bắt định vị thị trường theo đúng phân khúc, đúng nhóm đúng đối tượng khách góp phần thâu tóm thị trường đưa sản phẩm du lịch của tuyến du lịch phát triển một cách hiệu quả và trở thành điểm đến lý tưởng trong mắt du khách.
Ngoài ra, cần kết hợp theem nhiều sản phẩm du lịch bổ trợ khác để tăng cường tính hấp dẫn, đa dạng sự lựa chọn cho tuyến. Những loại hình du lịch đáng được quan tâm gần đây là du lịch thông minh và du lịch công vụ (Mice), đây là hai sản phẩm du lịch vô cùng tiềm năng và có khả năng kết hợp cao, ngồi ra đây còn là xu hướng du lịch và Đảng và Nhà Nước ta đang chú trọng . Chính vì vậy, tận dụng lợi thế này tạo nên vòng hỗ trợ sẽ giúp cho tuyến vừa xây dựng được thương hiệu đặc thù vừa khai thác tối đa các tài nguyên vừa phát triển một cách hiệu quả.
Thứ hai, giải pháp tăng cường công tác quy hoạch phát triển du lịch trên cơ sở tiềm năng sẵn có của tuyến.
Để phát triển tốt ngành du lịch nói chung cơng tác quy hoạch tổng thể du lịch là một nhân tố vô cùng quan trọng và khổng thể thiếu xót.
Trước hết, để cơng tác quy hoạch thực sự hiệu quả các cơ quan nhà nước cần có những chính sách, chiến lược gắn với từng mục tiêu đến cụ thể. Bên cạnh đó cần xây dựng những định hướng đúng đắn phù hợp với mục tiêu và phù hợp với tiềm năng, thực trạng hiện có của tuyến. Cụ thể, với những tiềm năng tài nguyên đa dạng mà tuyến Hồ Chí Minh – Đà Lạt đang sở hữu thì cần có những chiến lược quy hoạch tổ chức khơng gian phát triển du lịch sao cho phù hợp, sao cho có thể khai thác tối đa được tiềm năng, phát triển đúng địa bàn trọng điểm gắn với đúng sản phẩm du lịch đặc thù, điều kiện này là yếu tố quyết định đến sự thành công của tuyến du lịch.
Tiếp đến, trong công tác quy hoạch cần chú trọng đến các vấn đề liên quan có vai trị bổ trợ như: cơ chế chính sách, cơng tác xúc tiến quảng bá, nguồn nhân lực,… Các yếu tố này nếu khơng có chiến lược cũng như hướng phát triển đúng sẽ gây nên những tác động rất lớn đến việc phát triển du lịch của tuyến.
Thứ ba, giải pháp chuyển đổi số tăng động lực thúc đẩy công tác quảng bá xúc tuyến du lịch cho tuyến.
Đối với công tác quảng bá trước hết cần tăng cường năng lực, bộ máy, cơ chế cho hoạt động này, ngồi ra các địa phương phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và với các cơ quan sở ban ngành để triển khai những chương trình xúc tiến quảng bá chung cho tuyến du lịch.
Để có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh cho tuyến, công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh tuyến cịn cần chú trọng việc duy trì hình ảnh điểm đến và hình ảnh tuyến du lịch. Cụ thể để có thể duy trì được hình ảnh điểm đến cũng như hình ảnh riêng của tuyến không chỉ dừng lại ở việc truyền thông quảng bá hình ảnh về tuyến mà cịn phải xây dựng hệ thống thơng tin với tần số thơng tin, hình ảnh, được cập nhật liên tục và mang tính chuẩn xác. Từ đây sẽ thúc đẩy sợ tò mò mong muốn ghé thăm của du khách trong tương lai. Đặc biệt trong giai đoạn, ngành du lịch đang tích cực phục hồi sau đại dịch việc cập nhật thơng tin điểm đến, hình liên quan là vơ cùng cần thiết chẳng hạn như hình ảnh điểm đến an tồn, hình ảnh điểm đến kiểm sốt dịch bệnh,.. Từ đây sẽ tạo nên được những nét khác biệt cho tuyến điểm, những thơng tin hình ảnh tuyến xuất hiện với thơng điệp và tần suất phù hợp sẽ dễ dàng
nắm bắt được sự chú ý và quan tâm của du khách, tạo lợi thế để chuyển đổi tăng cường tính cạnh tranh cho tuyến.
Ngồi ra, cần chú trọng vào tính chuyên nghiệp cũng như sự phù hợp với định hướng phát triển sản phẩm du lịch, thương hiện du lịch riêng của tuyến, tận dụng tối đa công tác truyền thông, huy động sự hợp tác của tổ chức cộng đồng địa phương tham gia quảng bá hình ảnh cho tuyến du lịch.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ cơng nghệ số như hiện nay cùng với đó là sự tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID 19 việc tận dụng xu hướng trực tuyến cũng như áp dụng công nghệ sẽ là những lựa chọn tối ưu để tiếp cận du khách và duy trì hình ảnh điểm đến. Thơng qua cơng nghệ và tận dụng truyền thơng trực tuyến, những câu chuyện, hình ảnh và nét đặc trưng về điểm đến sẽ dễ dàng được du khách hình dung cũng như ghi nhớ. Chính vì vậy, địa phương cần tăng cường liên kết và cần cấp bách xây dựng, đầu tư một nền tảng số chung, nhằm đơn giản hóa cơng tác kết nối, cộng với việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo và các ứng dụng du lịch thơng minh liên quan, thì cơng tác quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch mới được phát huy tối đa và đạt được hiệu quả.
Ngoài ra, các cấp lãnh đạo trên địa bàn thành phố cũng cần chú trọng đề ra nhiều
chính sách đầu tư cho phát triển cơng nghệ nói chung và ứng dụng cơng nghệ vào phát
triển du lịch nói riêng, thu hút lực lượng thành niên nông thôn đi đào tạo công nghệ quay trở về phục vụ quê hương.
Thứ tư, giải pháp thu hút đầu tư hiệu quả nhằm củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Có thể nói, đối với nhiệm vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật du lịch, giải pháp khả thi nhất vẫn là ưu tiên nguồn lực đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thơng quan trọng, có tính chiến lược. Cụ thể, đối với tuyến du lịch Hồ Chí Minh – Đà Lạt cần có những sự đầu tư mang tính cấp bách để giải quyết những điểm nghẽn cịn tồn tại trong hệ thống giao thơng kết nối tuyến chính yếu là điểm nghẽn tại QL
20, sân bay Tân Sơn Nhất,... Qua đó, nâng cao khả năng kết nối đến các khu du lịch trọng điểm và hồn thành các cơng trình hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm du lịch.
Ngoài ra, cần khai thác thêm các hệ thống giao thông khác phục vụ tuyến như hệ thống đường sắt, đường thủy tang tối đa khả năng kết nối tại của điểm du lịch.
Bên cạnh đó, cần tập trung đầu tư phát triển hệ thống điện lưới hạ thế đến các tuyến điểm du lịch; mở rộng và nâng cấp dịch vụ bưu chính viễn thơng phủ khắp địa bàn; phát triển các dịch vụ truyền thơng đa phương tiện; hồn thiện các cơng trình kết cấu hạ tầng tại các khu vực giải trí, nghỉ dưỡng, hệ thống đường bộ trong các khu vực tham quan…để tạo điều kiện cho du khách đi lại dễ dàng và đủ tiện nghi sinh hoạt.
Rõ ràng là, du lịch sẽ rất khó hồn thành các mục tiêu đề ra, nếu chỉ trông chờ vào vốn ngân sách. Để gỡ nút thắt vốn, cần có các giải pháp, cơ chế để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đặc biệt là chính sách khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư xây dựng các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các dự án du lịch quy mơ lớn và các trung tâm giải trí chất lượng cao tại các khu du lịch trọng điểm, cần phải tạo ra một môi trường đầu tư đủ hấp dẫn và hiệu quả, cũng như cần xem xét kỹ của các chính sách khuyến khích đầu tư như: Thuế thơng minh, các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch, sự đa dạng hóa và việc ứng dụng số hóa đối với du lịch.
Thứ năm, giải pháp bảo vệ cảnh quan môi trường cho tuyến du lịch
Bảo vệ môi trường là vấn đề có tầm quan trọng sống cịn đối với hoạt động du lịch, bởi môi trường không những là điều kiện để diễn ra các hoạt động du lịch mà còn là yếu tố quyết định sự hấp dẫn du lịch của điểm du lịch nói riêng và tuyến du lịch nói chung. Riêng đổi với tuyến Hồ Chí Minh – Đà Lạt vấn đề cảnh quan môi trường xuống cấp đặc biệt là cảnh quan thiên nhiên đang là một vấn đề đáng báo động và cần có những giải pháp thích hợp để vừa phát triển khai thác vừa bảo vệ tính bền vững cho tuyến.
Cụ thể, để có thể bảo vệ cảnh quan tại điểm đến cần tập trung vào những vấn đề sau:
Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của du lịch, của tài nguyên và môi trường đối với hoạt động du lịch tại tuyến.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để kiểm sốt các vấn đề về mơi trường, để quản lý