Quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BIA (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 4 : CÁC NỘI DỤNG CHÍNH

4.2. Quản lý chất lượng

4.2.1. Khái quát về chất lượng

Tổ chức Quốc tế về Tiệu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau: "Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan".

Hoặc nói cách khác đối với sản phẩm như bia, chất lượng sẽ gồm hai phần:

+ Yêu cầu (nhu cầu) tối thiểu: những gì mà khách hàng cần như là đáp ứng về yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm…

+ Trên mong đợi: Ngon, bổ, rẻ

Trong kinh doanh khi ta tạo ra được một sản phẩm mà vừa đáp ứng nhu cầu tối thiểu và trên mong đợi cho khách hàng, thì chắc chắn sản phẩm/dịch vụ đó sẽ được đón nhận. Quy trình quản lý chất lượng phải làm sao để kiểm soát được tất cả các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất để đáp ứng được yêu cầu tối thiểu. Cố gắng mang nhiều giá trị gia tăng nhất cho người tiêu dùng.

4.2.2. Quản lý chất lượng

4.2.2.1. Quy tắc 5M

a. Man

Con người là một yếu tố quan trọng trong hệ thống quản lý chất lượng, thiếu con người là không thể làm được bất cứ điều gì. Vì con người là một yếu tố quan trọng nên cần phải có: + Đào tạo kỹ năng, tay nghề cho người lao động theo kỳ

+ Ý thức trách nghiệm trong công việc

40

b. Machine

Thiết kế: Đối với nhà máy bia Sài Gịn đã làm chủ hồn tồn các thiết bị mà nhà máy có. Nhà máy sở hữu các thiết bị máy móc hiện đại đem lại sự vượt trội về năng suất và chất lượng sản phẩm.

Độ tin cậy – kiểm soát: Khi làm chủ được các thiết bị, nắm vững các kiến thức thì việc kiểm sốt thiết bị trở nên dễ dàng. Các thiết bị có độ tin cậy làm ra các sản phẩm có chất lượng và tránh sai hỏng.

Công suất – hiệu suất: Các thiết bị được thiết kế ra phải đảm bảo công suất đạt tối ưu nhất để hiệu suất thu hồi sản phẩm tối đa mang lại hiệu quả về kinh tế.

c. Method

Quy trình cơng nghệ: Được viết ra tồn bộ và được chuẩn hóa về những câu đơn nghĩa. Giám sát tuân thủ: Quy trình cơng nghệ phải được giám sát liên tục.

Cải tiến liên tục: Để tạo ra sản phẩm ngày một tốt, rẻ hơn làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.

d. Material

Kiểm soát về nguồn gốc, nhà cung cấp, quốc gia sản xuất để dễ dàng đảm bảo.

Kiểm soát được biến động chất lượng: Tất cả các nguyên vật liệu khi được nhập về thì người quản lý cơng nghệ nhà máy phải biết được rằng nguyên vật liệu ở lô này bị lệch bao nhiêu so với lô trước đó và cần phải chỉnh những cái gì để đưa về giống với lơ hàng trước đó.

Đa dạng hóa nguồn cung: Mang lại lợi ích về kinh tế, khi cùng một mặt hàng cùng một chất lượng đó nhưng nhà máy sẽ mua được với giá tốt hơn. Ngồi ra việc đa dạng hóa nguồn cung sẽ làm giảm thiểu sự biến động của chất lượng là ít nhất.

41

e. Management

Điểm khác biệt trong quy tắc 5M trong quản lý chất lượng của cơng ty bia sài gịn chính là việc đặt việc quản lý lên trên tiền bạc. Theo những tài liệu bây giờ thì quy tắc cuối cùng này sẽ là “Money” nhưng:

+ Chi phí có tỉ lệ thuận với chất lượng hay khơng? + Đầu tư có tỉ lệ thuận với chất lượng khơng?

+ Giá nguyên vật liệu cao có tỉ lệ thuận với chất lượng khơng?

Các vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều tố khác nữa. Điều này khơng có nghĩa là khi ta có tiền mua các thiết bị mắc tiền là sẽ tạo thành các sản phẩm có chất lượng tốt. Hay khi mua nguyên vật liệu với giá cao thì chất lượng của sản phẩm tăng lên.

Như vậy, yếu tố “Money” đối với cơng ty bia Sài Gịn là khơng phù hợp và sẽ được thay bằng “Management”

Việc quản lý thì cần phải có: + Hệ thống quản lý hiệu quả + Minh bạch về số liệu

+ Nắm bắt được diễn biến của q trình (realtime) + Phân tích được rủi ro

4.2.2.2. Chi phí và chất lượng

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp của nhà nước, tư nhân hay phi lợi nhuận. Thì vấn đề mà người ta quan đến cùng với chất lượng đó chính là lợi nhuận. Một doanh nghiệp muốn tăng được lợi nhuận thì sẽ phải tăng giá bán hoặc giảm chi phí. Khi tăng giá bán khơng có lý do sẽ bị thị trường giết. Giảm chi phí bất chấp giảm chất lượng sản phẩm xuống là một hành vi tự sát. Như vậy, doanh nghiệp phải làm sao để giải quyết

42

tốt mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất mà chất lượng. Nghĩa là phải giữ cân bằng giữa chi phí và lợi nhuận để đạt được hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

Hình 4. 33. Phân loại chi phí chất lượng Chi phí sẽ có hai vấn đề sau:

- Chi phí bỏ ra khi sản phẩm có chất lượng kém gồm:

+ Chi phí xử lý sai lỗi bên trong (Internal Failure costs): Là những chi phí của sản phẩm xảy ra ở bên trong nhà máy. Nghĩa là những chi phí của sản phẩm được phát hiện ra trước khi đến tay của người tiêu dùng. Ví dụ như là chi phí hao hụt vật tư, chi phí phân tích sai hỏng, chi phí để sửa chữa vật tư hay sản phẩm bị khuyết tật, chi phí kiểm tra lại…

+ Chi phí sai hỏng bên ngồi (External Failure costs): Là chi phí sản phẩm bị lỗi nảy sinh bên ngoài nhà máy, sau khi hàng đã giao cho khách hàng. Ví dụ như chi phí bảo hành, chi phí bồi thường, chi phí giải quyết khiếu nạn khách hàng….

- Chi phí bỏ ra để sản phẩm có chất lượng tốt gồm:

+ Chi phí thẩm định (appraisal costs): Những chi phí này có thể bao gồm chi phí cho các cuộc thanh tra và kiểm tra tại cơ sở sản xuất.

43

+ Chi phí phịng ngừa (Prevention Cost): Chi phí để tìm ra ngun nhân gây sai hỏng, huấn luyện nhân viên, thiết kế lại sản phẩm hoặc hệ thống, mua trang thiết bị mới, chi phí phân tích khả năng quy trình…

Hình 4. 34. Sơ đồ về mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí Theo như sơ đồ thể hiện:

Khi mà sản phẩm kém thì chi phí cũng sẽ thấp. Một khi tăng dần chất lượng thì các chi phí về thẩm định và phịng ngừa cũng sẽ tăng lên.

Khi sản phẩm có chất lượng kém thì chi phí sai lỗi sẽ tăng lên. Một chi chất lượng sản phẩm tăng lên thì chi phí tổn thất sẽ giảm xuống.

🡪 Như vậy phải làm tổng chi phí chất lượng là thấp nhất (điểm đáy của parabol). Điểm này chính là điểm tối ưu để xây ra một sản phẩm có một chi phí tối ưu và chất lượng hợp lý mà cịn có thể đảm bảo được đạo đức kinh doanh.

44

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BIA (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)