Sơ đồ cung đường kết nối tuyến Hồ Chí Minh– Đà Lạt

Một phần của tài liệu ĐỀ tài TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN điểm DU LỊCH THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH – đà lạt (Trang 40)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH

2.3. SƠ ĐỒ TUYẾN VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TUYẾN

2.3.1.2. Sơ đồ cung đường kết nối tuyến Hồ Chí Minh– Đà Lạt

Từ thành phố Hồ Chí Minh để lên được thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng – Một thành phố mang dáng dấp châu Âu sẽ mất khoảng 309m. Thông qua cung đường quốc lộ 20. Cụ thể, từ ngã ba thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Biên Hòa đến thành phố hoa Đà Lạt dài chừng 230 km.

Quốc lộ 20 đi qua nhiều rừng cao su, rừng thông nhiệt đới, vườn cây công nghiệp với những đồi trồng điều, trà, cà phê bạt ngàn. Khi đến địa phận Lâm Đồng, quốc lộ có nhiều đèo dốc, trong đó đáng kể nhất có đèo Bảo Lộc và đèo Prenn. Nhưng điều đặc biệt là trên dọc tuyến đường có nhiều di tích văn hóa và danh thắng do thiên nhiên ban tặng.

Cụ thể thông qua Quốc lộ 20 tuyến sẽ kết nối và đi qua các địa phận như sau:

Tỉnh Đồng Nai

+ Thành phố Biên Hòa ( xa lộ Hà Nội ) + Huyện thống nhất ( Quốc lộ 1A ) + Ngã 3 Dầu Giây ( Quốc lộ 20 ) + Huyện Định Quán + Huyện Tân Phú Tỉnh Lâm Đồng + Huyện Đức Trọng + Huyện Di Linh + Thị xã Bảo Lộc + Huyện Đạ Hoai

+ Qua 4 đèo : Đèo Phú Hiệp, Đèo Bảo Lộc, Đèo Chiếu, Đèo Prenn Tuyến đường đi từ Sài Gòn đến Đà Lạt kéo dài từ thành phố Hồ Chí Minh tới thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh rồi đến hầm Thủ Thiêm. Từ đây di chuyển lên cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Đoạn đường cao tốc khoảng 55km, sau khi đi hết rẽ trái rồi vào quốc lộ đi 14km nữa, rẽ phải tiếp để vào quốc lộ 20.

41 Từ đây trục đường QL 20 sẽ dẫn ta tới những vùng đất có nhiều cảnh quan kỳ vĩ mà bất kỳ ai đến đây đều không thể bỏ qua. Đầu tiên là hồ thủy điện Trị An. Tiếp đến thị trấn Định Quán (huyện Định Quán), một huyện miền núi nằm dọc theo tuyến quốc lộ 20, cách xa trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 80 km – Nơi đây cũng có nhiều thắng cảnh như: Thác mai, Suối mơ, Thác Ba Dọt, Thác Thượng. Qua thị trấn Tân Phú, (Đồng Nai) là đến vùng đất thuộc xã Ma Đa Guôi (huyện Đa Huoai)

Và tiếp đến trong lộ trình tuyến là đèo Bảo Lộc. Từ Bảo Lộc di chuyển theo hướng quốc lộ 20 thêm khoảng 110km nữa là đến Đà Lạt. Tại thành phố Bảo Lộc còn là nơi giao cắt với quốc lộ 55 nối các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, và Lâm Đồng.

Tiếp đến là thị trấn Di Linh và giao với quốc lộ 28, các trục lộ chính như QL 20, 28. Cách Đà Lạt chừng 30 cây số có một thị trấn tên là Liên Nghĩa (Thị trấn Liên

Nghĩa thuộc huyện Đức Trọng) là nơi giao nhau của 2 trục lộ chính là quốc lộ 20 và

quốc lộ 27.

Từ đây để vào trung tâm thành phố Đà Lạt tuyến sẽ đi qua đèo Prenn và nằm ngay dưới chân đèo Prenn là thác Prenn. Từ đèo Prenn, có 2 tuyến đường vào trung tâm Đà Lạt. Quốc lộ 20 rẽ phải sẽ qua chùa Cổ Sát Thiên Vương nối vào đường Trần Hưng Đạo và lộ trình sẽ đến được trung tâm thành phố Đà Lạt.

42 2.3.3. Chương trình du lịch cụ thể thuộc tuyến Hồ Chí Minh – Đà Lạt

Tên chương trình: Chương trình du lịch Hồ Chí Minh Đà Lạt – 4 ngày 3 đêm Phương tiện di chuyển: Ơ tơ

Dịch vụ: Khách sạn, nhà hàng tiêu chuẩn 4–5 sao

Lịch trình du lịch cụ thể:

NGÀY THỜI

GIAN ĐIỂM THAM QUAN DỊCH VỤ

NGÀY 1 TPHCM

SÁNG

7:30: Đón đồn tại Nhà văn hóa Thành niên và bắt đầu di chuyển đến Dinh Độc Lập

9:00: Tham quan chụp ảnh tại Nhà thờ Đức bà và Bưu điện thành Phố

43 10:30: Tham quan bảo tàng Lịch Sử

Việt Nam

TRƯA CHIỀU

11:30: Ăn trưa lại nhà hàng

12:30: Nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chương trình buổi chiều.

14:00: Thăm quan chùa Vĩnh Nghiêm.

15:00: Thăm quan mua sắm tại chợ Bến Thành.

16:00: Thăm quan Bến Nhà Rồng và chụp ảnh tự do.

 Dùng bữa trưa tại: Cơm Nêu Sài Gòn  Nhận phòng khách sạn: La Vela Saigon Hotel TỐI

18:00: Dùng bữa tối và du thuyền quanh sơng Sài Gịn

20:00: Về khách sạn nghỉ ngơi kết thúc ngày đầu tiên tại TP HCM

Dùng bữa tối tại nhà hàng Saigon River sightseeing cruise

44 NGÀY 2 TPHCM ĐÀ LẠT SÁNG 5:00: Đồn trả phịng và xuất phát đến thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng 7:00: Dùng bữa sáng tại KDL Thảo thiện Garden.

TRƯA CHIỀU

12:30: Dùng cơm trưa. Sau bữa trưa tiếp tục di chuyển đến Đà Lạt. 14:00: Đến Đà Lạt, nhận phòng khách sạn.

15:30: Tham quan, chụp ảnh với tuyến quanh hồ Xuân Hương với các địa điểm nổi bật như: Vườn hoa thành phố, quảng trường Lâm Viên, Nhà thờ Con Gà. Nhà hàng: Nhà Hàng Hoa Mimosa Nhận phòng khách sạn: Sala Hotel TỐI

18:00 Đoàn dùng bữa tối 19:00 Về khách sạn nghỉ ngơi

Nhà hàng: Cơm niêu Như Ngọc

45

NGÀY 3 ĐÀ LẠT

SÁNG

7:00 Dùng bữa sáng tại khách sạn 8:00 Tham quan Đường Hầm Điêu Khắc, ngắm cảnh và chụp hình xung quanh hồ Vơ Cưc.

10:30 Tham quan Thiền Viện Trúc Lâm ngắm cảnh rừng thơng, hồ Tuyền Lâm và núi Phượng Hồng từ trên cao.

TRƯA CHIỀU

12:30 Nghỉ ngơi, dùng bữa trưa tại nhà hàng.

14:00 Thăm quan Dinh III Bảo Đại. 15:00 Thăm quan Biệt thự Hằng Nga (Crazy House).

16:30 Thăm quan mua sắm tại chợ Đà Lạt

Dùng bữa trưa tại nhà hàng An Sơn Hồ, TP Đà Lạt.

TỐI

18:00 Dùng bữa tối tại nhà hàng 19:00 Quay về khách sạn nghỉ ngơi, hoặc tự do thăm quan Đà Lạt về đêm.

Dùng bữa tối tại nhà hàng Nhà Tôi, TP Đà Lạt. NGÀY 4 ĐÀ LẠT TP HỒ CHÍ MINH SÁNG

7:30 Quý khách dùng điểm tâm sáng tại khách sạn, trả phòng.

8:00 Quý khách di chuyển rời thành phố Đà Lạt, đến giữa đèo Prenn, ghé thăm KDL thác Datanla.

Dùng bữa trưa tại Nhà Hàng Tâm Châu, Bảo Lộc.

46

TRƯA CHIỀU

12:30 Dùng cơm trưa tại nhà hàng 17:30 Đồn có mặt tại TP HCM kết thúc chương trình du lịch TP HCM – ĐL

2.4. THỰC TRẠNG KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – ĐÀ LẠT CHÍ MINH – ĐÀ LẠT

2.4.1. Khai thác sản phẩm du lịch du lịch đặc thù của tuyến

Có thể nói, sản phẩm du lịch chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong phát triển du lịch nói chung và tạo nên thương hiệu và hình ảnh của tuyến du lịch mỗi vùng và mỗi quốc gia. Chính vì vậy, việc khai thác tốt những sản phẩm du lịch sẽ đóng một vai trò quyết định đối với sự phát triển của tuyến điểm du lịch. Ngồi ra, để có thể phát triển tốt, sản phẩm du lịch của tuyến phải được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa các giá trị tài nguyên du lịch, các điều kiện về cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống các dịch vụ và khả năng đáp ứng của các cơ sở du lịch.

Để phát triển tốt sản phẩm du lịch cần có những chiến lược quy hoạch rõ ràng. Cụ thể đối với tuyến, căn cứ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 2473/QĐ – TTg năm 2011); Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 201/QĐ – TTg năm 2013); Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 ( Quyết định số 2351 QĐ/TTg) và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Quyết định số 2162/QĐ – TTg).

Theo đó, phát triển thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm du lịch vùng Đông Nam Bộ gắn với hướng khai thác các các sản phẩm du lịch đặc thù như: (1) Du lịch MICE, (2) Du lịch sinh thái biển, (3) Du lịch vui chơi giải trí, thể thao, (4) Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, (5) Du lịch tàu biển.

Phát triển du lịch thành phố Đà Lạt với hướng khai thác chủ yếu là du lịch thăm quan, sinh thái, nghỉ dưỡng. Các sản phẩm du lịch chính được khai thác: (1) Du lịch

47 nghỉ dưỡng núi và hồ; (2) du lịch tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái tự nhiên; (3) Du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái tự nhiên; (4) Du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao; (5) Du lịch vui chơi giải trí, du lịch golf, du lịch thể thao mạo hiểm; (6) Du lịch MICE, (6) du lịch nghỉ ngơi cuối tuần; (7) Du lịch lễ hội.

Ngoài ra, về khía cạnh tổ chức khơng gian du lịch thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch gắn với khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành. Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia – Suối Vàng. Đây sẽ là những hướng phát triển làm tiền đề để phát triển tuyến du lịch TP Hồ Chí Minh – Đà Lạt.

 Sản phẩm du lịch đang được khai thác • Du lịch tham quan nghỉ dưỡng cuối tuần

Đây chính là sản phẩm du lịch đã và đang được khai thác chính của tuyến, và được đơng đảo du khách quan tâm hứng thú. Không chỉ được tham quan các di tích lịch sử, các cơng trình kiến trúc, nghệ thuật nổi bật mà cịn là thắng cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên.

Đà Lạt có một số cao ngun, núi cao có khí hậu ơn hịa quanh năm, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp thích hợp cho nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe. Ngoài ra theo Quyết định số 205/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, Khu Du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã được công nhận là Khu du lịch Quốc Gia năm 2019. Thành phố Hồ Chí Minh với khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác đã được UNESCO công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Ngoài ra, như đã đề cập cả Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh đều sở hữu hàng loạt các địa điểm tham quan nổi bật với nét văn hóa lịch sử nội thành.

Qua phân tích với những điều kiện nên trên có thể nói tuyến điểm Hồ Chí Minh Đà Lạt rất có tiềm năng để phát triển sản phẩm du lịch này. Đây là một nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt về tài nguyên du lịch của tuyến so với các địa phương khác và nước trong khu vực, vừa đa dạng vừa phong phú đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầu tham quan nghỉ dưởng của du khách.

Trên cơ sở đó, sản phẩm du lịch này đang được đầu tư và khai thác ở mức tốt đối với tuyến Hồ Chí Minh – Đà Lạt. Tuyến du lịch đã tận dụng những tài nguyên du

48 lịch quý giá nêu trên kết hợp với sự nâng cấp về chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan bằng chứng chính là hệ thống những cơ sở lưu trú dịch vụ đang ngày một tăng cao kèm với đó là sự đa dạng về mức độ dịch vụ được cung cấp, mở ra một hướng phát triển nhìn chung là khá an toàn và ổn định đối với sản phẩm du lịch này. Tuy nhiên để có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh, khai thác tối đa các lợi thế cũng như phát triển làm nổi bật sản phẩm du lịch này cần xây dựng các thêm nhiều các khu resorts nghỉ dưỡng cao cấp, khu du lịch đạt chuẩn chất lượng, mở rộng thêm nhiều các gói dịch vù đi kèm,.. Từ đây, tạo nền tảng xây dựng thương hiệu và thị trường cho tuyến từ đó đưa sản phẩm du lịch của tuyến đến gần hơn với du khách ở từng phân khúc thị trường, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của tuyến.

• Du lịch văn hóa

Là 1 sản phẩm đặc trưng và thu hút khách du lịch tại tuyến khi sở hữu rất nhiều tài nguyên văn hóa nổi bật. Trải nghiệm du lịch văn hóa mà tuyến đem lại đầu tiên và cũng là nổi bật nhất:

+ Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa: Dinh Độc Lập (TPHCM), Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (TPHCM), Dinh thự Bảo Đại (Đà Lạt), Thiền Viện Trúc Lâm (Đà Lạt), …

+ Các cơng trình tơn giáo, kiến trúc nghệ thuật nổi bật: Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TPHCM), Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, Biệt Thự Hằng Nga, Nhà thờ Con Gà,…

Khơng chỉ là các cơng trình, di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật mà tuyến cịn mang cho mình những nét hấp dẫn riêng với hệ thống như các lễ hội truyền thống (Lễ

hội Nghinh Ông, lễ mừng cơm mới , lễ cúng cơm mới, lễ hội cồng chiêng và lễ hội đâm trâu,…) các làng nghề truyền thống đầy cuốn hút hay các hoạt động văn hóa của

địa phương hay đặc biệt hơn là di sản văn hóa phi vật thể: Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ để lại dấu ấn khó qn trong lịng khách du lịch dừng chân tại tuyến này.

• Du lịch Mice

Ngồi ra, đối với tuyến du lịch TP Hồ Chí Minh– Đà Lạt vẫn còn một sản phẩm du lịch rất đổi tiềm năng, đó chính là du lịch Mice. Tuy nhiên sản phẩm du lịch này

49 đối với tuyến Tp Hồ Chí Minh– Đà Lạt lại có xuất phát điểm khá muộn so với các địa phương khác nói riêng và các tuyến du lịch khác nói chung.

2.4.2. Khai thác hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ tuyến

Để khai thác tốt tuyến du lịch ngoài đầu tư phát triển về chất lượng sản phẩm du lịch thì yếu tố vật chất hạ tầng cũng là một vấn đề đáng quan tâm và có vai trị vơ vùng mật thiết đối với việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch.

 Cơ sở hạ tầng giao thông

Đối với tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt, hệ thống giao thơng kết nối tuyến được khai thác chính là: Quốc lộ 20 – tuyến đường huyết mạch nối thành phố du lịch Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đơng Nam Bộ. Xuất phát từ Dầu Giây đi Đà Lạt, đoạn qua tỉnh Lâm Đồng dài 210,4 km. Nhìn chung hệ thống giao thơng đường bộ kết nối tuyến đã có những sự quan tâm đầu tư cụ thể: Căn cứ vào QĐ Số: 3695/QĐ – UBND tỉnh Đồng Nai “Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải” được hoạch định sẽ nâng cấp mở rộng toàn tuyến Quốc lộ 20 đạt tiêu chuẩn cấp II và III tùy theo từng đoạn, lộ giới 52m.

Đoạn từ cảng hàng không Liên Khương đến chân đèo Prenn đã được đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc rộng 45m, dài 19,2km với 4 làn xe. Cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt: Đoạn đi qua trên địa bàn huyện dài 13,3 km, điểm đầu giao Quốc lộ 1A (được nối tiếp bởi tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây) và điểm cuối ranh huyện Định Quán. Dự kiến xây dựng từ nay đến năm 2020 với quy mô 04 – 06 làn xe, lộ giới 80m.

Tuy được đầu tư nâng cấp về mặt chất lượng, nhưng tuyến giao cắt dịng giao thơng giữa QL 1A và QL 20, giữa cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và QL 1A. Vẫn là những điểm xung đột giao thơng lớn ảnh hưởng đến dịng giao thơng địa phương, gây ra nhiều những bất cập tắt nghẽn ở những mùa cao điểm, có tác động xấu đến sự phát triển du lịch của tuyến.

50 Ngồi ra tuyến cịn được khai thác theo hệ thống đường hàng không thông qua cảng hàng không quốc tế: Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Liên Khương. Với 2 Cảng hàng này có thể tiếp nhận nhiều các chuyến bay từ nội địa đến quốc tế với khả năng phục số lượng khách cao. Bên cạnh đó, có rất nhiều các chuyến bay đã và đang được khai thác với đa dạng các hãng hàng khơng trong nước gồm có Vietjet Air, Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Vietravel Airlines với tần suất 5 – 10 chuyến/ngày.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Căn cứ vào quyết định số 2473/QĐ – TTG “Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại. Trên cơ sở đó, các địa phương đã nhanh chóng triển khai các kế hoạch chiến lược nhằm phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch một cách đồng bộ và hiện đại.

Cụ thể, đối với thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê của Tổng cục Thống kê

Một phần của tài liệu ĐỀ tài TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN điểm DU LỊCH THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH – đà lạt (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)