2.2 .Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng
2.2.3 .Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nắm bắt được tình hình chung hiện có, Sở du lịch thành phố và nhiều doanh nghiệp đã đặc biệt chú trọng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Số lượng các cơ sở đào tạo và chất lượng đào tạo
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có khoảng 27 cơ sở tham gia đào tạo nhân lực cho du lịch trình độ Đại Học, Cao Đẳng, ngồi ra cịn có các cơ sở đào tạo trung cấp, sơ cấp nhân lực du lịch, số lượng các cơ sở chuyên đào tạo ngành du lịch và đào tạo ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch ngày càng tăng.[1]
Nhìn chung, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo đã được điều chỉnh và nâng cao. Thông qua việc: mời các giám đốc cấp cao, nhà quản lý dịch vụ của các khu nghỉ mát 5 sao và hướng dẫn viên du lịch có kinh nghiệm đến thơng tin-giới thiệu về ngành du lịch, môi trường làm việc; ngồi ra cịn tổ chức các chương trình ngoại khóa, thăm quan thực tế tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn và doanh nghiệp du lịch. Một số trường cịn cơng nhận kết quả tốt nghiệp thơng qua q trình thực tập của sinh viên tại các doanh nghiệp.
Nội dung đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề du lịch trên địa bàn còn nghiêng nhiều về truyền đạt lý thuyết và chưa được đổi mới cập nhật xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh đó q trình thực hành ứng dụng bài học vào thực tiễn cho sinh viên còn rất thấp dẫn đến sinh viên ra trường ít kinh nghiệm thực tế, thiếu thời gian thực hành. Tạo nên khoảng cách lớn giữa giáo dục và nghề nghiệp, làm cho sợi dây liên kết với doanh nghiệp khơng được chặt chẽ, gây khó khăn trong cơng tác tuyển dụng và mất thời gian để đào tạo lại.
Chất lượng đội ngũ giảng viên, giảng viên chưa đồng đều, trình độ ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn và hơn hết là kinh nghiệm thực tế tại các cơng ty cịn thấp.