Đánh giá và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất gıảı pháp hạn chế ảnh hưởng của nguồn đıện mặt trờı đến chế độ làm vıệc lướı đıện 110kv khu vực tỉnh quảng nam (Trang 104 - 106)

3.4.2 .Tính tốn độ ổn định và quá độ điện từ

4.2.5. Đánh giá và đề xuất giải pháp

Qua các kết quả tính tốn Trào lưu cơng suất, Chế độ N-1 và Quá độ điện áp của nguồn ĐMT trên lưới điện 110kV tỉnh Quảng Nam năm 2022, ta đưa ra các kết luận như sau:

- Các nguồn ĐMT trên lưới điện hỗ trợ giảm tải cho các đường dây truyền tải chính như Đà Nẵng – Điện Bàn, Tam Thăng – 220 Tam Kỳ,…; giảm tải cho các TBA có phụ tải cao như trạm 110kV Thăng Bình, 110kV Tam Kỳ,…

- Các nguồn ĐMT chưa gây ra mất ổn định điện áp trên lưới điện 110kV Quảng Nam, dù có thay đổi đột ngột 50% tồn bộ cơng suất ĐMT thì dao động điện áp tại các nút cũng rất nhỏ. Độ dự trữ ổn định của hệ thống lớn cho phép tỉnh Quảng Nam tiếp nhận thêm các nguồn NLTT công suất lớn để hỗ trợ thêm cho lưới điện hiện hữu.

- Lưới điện 110kV Quảng Nam chưa đảm bảo chế độ N-1 khi xảy ra sự cố tại các đường dây quan trọng như Đà Nẵng – Điện Bàn, Điện Bàn – Duy Xuyên, Tam Thăng – 220 Tam Kỳ, dẫn đến các đường dây khác quá tải lên đến 166%. Nếu khơng có sự hỗ trợ của các nguồn ĐMT phân tán tại các TBA, sự cố N-1 trên lưới có thể khiến các đường dây quá tải lên đến 200%. Sự cố nguy hiểm này có thể gây tan rã hệ thống điện, không đảm bảo an ninh hệ thống điện. Bên cạnh đó quá điện áp tại các nhà máy điện trong khu vực và sụt áp tại các TBA khi sự cố N-1 xảy ra cũng là vấn đề cần quan tâm trong vận hành. Vì vậy, cần đưa ra các giải pháp để giảm thiểu các sự cố đe dọa ổn định hệ thống điện.

93

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

- Nâng cấp cải tạo đường dây Tam Thăng – 220 Tam Kỳ và Đà Nẵng – Điện Bàn từ dây dẫn AC185 mạch đơn thành AC185 mạch kép, mục đích nâng cao khả năng truyền tải của đường dây, nâng cao độ tin cậy, đảm bảo chế độ N-1 trong lưới điện.

- Nâng cấp cải tạo đường dây Tam Thăng – 220 Tam Kỳ từ dây dẫn AC185 mạch đơn thành AC185 mạch kép, mục đích nâng cao khả năng truyền tải của đường dây, nâng cao độ tin cậy, đảm bảo chế độ N-1 trong lưới điện.

- Xây dựng thêm TBA tạo mạch thêm mạch vòng trong khu vực Đà Nẵng – Điện Bàn – Duy Xuyên – Thăng Bình – Tam Thăng – Tam Kỳ để nâng cao độ tin cậy, đảm bảo chế N-1 khi sự cố các đường dây Đà Nẵng – Điện Bàn, Điện Bàn – Duy Xuyên, Tam Thăng – 220 Tam Kỳ.

- Phát triển thêm các nguồn NLTT như điện gió, điện mặt trời phân tán tại các TBA 110kV nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của phụ tải, giảm tải cho các MBA. Cần phát triển theo hướng tự dùng, các nguồn NLTT cung cấp trực tiếp cho phụ tải trong chính TBA đó mà khơng cần qua đường dây truyền tải.

- Nâng cấp công suất các MBA mang tải cao như T2 Tam Kỳ từ 25MVA lên 63MVA, T1 và T2 Thăng Bình từ 2x25MVA lên 2x63MVA. Tập trung phát triển nguồn ĐMT tại các TBA này nhằm hỗ trợ các MBA khi phụ tải tăng cao vào giờ trưa.

- Điều chỉnh các bộ tự động điều chỉnh điện áp tại các máy phát thủy điện và nhiệt điện trong khu vực nhằm đảm bộ ổn định điện áp khi xảy ra sự cố; Chỉnh định các bảo vệ rơle trong các trường hợp quá áp và sụt áp trong hệ thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Nhìn chung các nguồn ĐMT hiện hữu chưa ảnh hưởng nhiều đến chế độ vận hành lưới điện 110 kV tỉnh Quảng Nam như trong các phân tích về chế độ N-1 và chế độ quá độ RMS/EMT. Tuy nhiên, lưới điện vẫn còn hiện tượng quá tải một số thiết bị trong các kịch bản mơ phỏng. Vì vậy, đề tài đã đưa ra các giải pháp nâng cấp thiết bị nhằm giải quyết vấn đề trên. Kết quả của các giải pháp đề xuất sẽ được tính tốn thử nghiệm tại chương 5, là giai đoạn vận hành lưới điện năm 2025.

94

CHƯƠNG 5

TÍNH TỐN, PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG ĐIỆN MẶT TRỜI ĐẾN LƯỚI ĐIỆN 110KV KHU VỰC TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI

PHÁP VẬN HÀNH NĂM 2025

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất gıảı pháp hạn chế ảnh hưởng của nguồn đıện mặt trờı đến chế độ làm vıệc lướı đıện 110kv khu vực tỉnh quảng nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)