24
1. Kết luận
Luận văn đã trình bày các quy trình tính tốn khả năng chịu lửa của các cấu kiện bê tông cốt thép cơ bản (sàn, dầm, cột) và thực hiện các ví dụ tính tốn theo các phương pháp khác nhau của các tiêu chuẩn Eurocode EN 1992-1-2, ASCE-SEI-SFPE 29-05, NZS-3101, National Building Code of Canada 2010.
Khả năng chịu lửa của các cấu kiện chịu lực cơ bản của kết cấu bê tông cốt thép (sàn, dầm, cột) theo các tiêu chuẩn Eurocode EN 1992-1-2, ASCE-SEI-SFPE 29-05, NZS-3101, National Building Code of Canada 2010 có kết quả khác nhau. Trong đó phương pháp phân lớp, phương pháp đường đẳng nhiệt của tiêu chuẩn Eurocode EN 1992-1-2 tuy phức tạp hơn khi tính tốn nhưng kết quả sẽ chính xác, tin cậy hơn phương pháp tra bảng, thể hiện trực quan nhất giữa khả năng chịu lửa của cấu kiện và kích thước, chiều dày lớp bê tơng bảo vệ cấu kiện, đồng thời thể hiện sự tương quan giữa khả năng chịu lửa cấu kiện.
Kết quả tính tốn trong Chương 3 của đề tài cho thấy khả năng chịu lửa của của các cấu kiện chịu lực cơ bản của kết cấu bê tông cốt thép (sàn, dầm, cột) theo phương pháp tra bảng các tiêu chuẩn Eurocode EN 1992-1-2, ASCE-SEI-SFPE 29-05, NZS-3101, National Building Code of Canada 2010 tăng lên khi kích thước hình học của cấu kiện bê tơng được gia tăng trong vùng kích thước khảo sát, giá trị của phương pháp tra bảng theo tiêu chuẩn ASCE tối đa nhất trong các ví dụ đã đề cập.
2. Kiến nghị
Cần nghiên cứu trường hợp có tiết diện và hình học khác nhau như dầm chữ H, dầm thay đổi tiết diện, cột hình trịn, cột hình đa giác,.... khi chịu tác dụng của tải trọng và nhiệt độ, từ đó đánh giá so sánh với khả năng chịu lực của cấu kiện bê tông cốt thép khi chịu lửa, đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp khi thiết kế, tạo sự an tồn và hiệu quả kinh tế đối với cơng trình.