Xuất một số giải pháp thúc đẩy vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN môn đầu tư QUỐC tế đề tài VAI TRÒ của FDI đối với TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

5.2 .Những hạn chế và nguyên nhân

6. xuất một số giải pháp thúc đẩy vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt

giá”; chuyển giao máy móc đã lạc hậu khi vào đầu tư,… Tại TP. Hồ Chí Minh, gần 60% trong số hơn 3.500 DN FDI thường xuyên kê khai lỗ liên tục trong nhiều năm. Điển hình nhất là vụ Coca-Cola Việt Nam bị truy thu, xử phạt về thuế hơn 821 tỷ đồng vào cuối năm 2019. Đây được xem là DN FDI đứng đầu danh sách nghi án chuyển giá tại Việt Nam và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã xếp DN này ở vị trí số 1 trong danh sách DN có nghi vấn chuyển giá. Kể từ khi vào Việt Nam từ năm 1995 đến nay, Coca- Cola báo lỗ tới hơn 20 năm liên tiếp.

Thứ ba, đối với thu ngân sách nhà nước, thu trong nước chiếm tỷ trọng lớn. Doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng tăng tỷ lệ đóng góp vào thu ngân sách nhà nước trong những năm gần đây (tỷ lệ 10,8% năm 2010 tăng lên khoảng 13,6% năm 2019). Đây là tín hiệu tốt nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm lực thực tế của khu vực FDI. Khu vực FDI chiếm khoảng 23-24% vốn đầu tư xã hội nhưng chỉ đóng góp khoảng 19,6% vào tổng GDP của toàn nền kinh tế.

6.Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tếViệt Nam. Việt Nam.

Thứ nhất, để giảm phụ thuộc vào FDI, Việt Nam cần gia tăng sức mạnh nội tại

thông qua một số giải pháp dưới đây:

Tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu của các tập đoàn trong nước. Bằng cách nâng cao năng lực của khu vực doanh nghiệp trong nước, khuyến khích họ mở rộng kinh doanh, đặc biệt là vào các lĩnh vực chế tạo và công nghệ cao, để củng cố nền tảng công nghiệp trong nước của Việt Nam. Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần thay đổi chính mình, cần phải điều chỉnh lại tầm nhìn, tư duy kinh doanh và cách ứng xử cho phù hợp với hoàn cảnh mới; cần sớm bỏ tư duy manh mún, chộp giật để xây dựng một định hướng cho hoạt động kinh doanh trên thị trường khu vực và quốc tế.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng ưu tiên với một số ngành trọng điểm, kết nối các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, nguyên vật liệu trong nước để sản xuất thay thế dần nguồn nhập khẩu; tái cơ cấu sản xuất với kỹ thuật hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa; phát triển dịch vụ logistics; chuyển biến mạnh chế biến nơng sản; đa dạng hóa thị trường; tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức từ các FTA; tăng cường năng lực phòng vệ thương mại; đổi mới điều hành xuất nhập khẩu,…

Tăng chi đầu tư trực tiếp trong nước, bao gồm cả đầu tư cho hoạt động R&D, xây dựng chiến lược tạo việc làm là trọng tâm của chiến lược kinh tế vĩ mô. Tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước hiện đại hóa sản xuất.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư, cơ cấu lại và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và trách nhiệm của hệ thống các cơ quan xúc tiến, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng chuyên nghiệp, ưu tiên thu hút FDI chất lượng cao, hỗ trợ doanh nghiệp từ vườn ươm, startup đến đào tạo, quản trị, tài chính, thơng tin định hướng, thị trường…

Đa dạng hóa và thúc đẩy hơn nữa các liên kết thương mại và đầu tư ngoài các đối tác FDI truyền thống. Khi các doanh nghiệp Việt Nam được khuyến khích và hỗ trợ làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, giúp các doanh nghiệp này lớn mạnh và đóng vai trị lớn hơn trong nền kinh tế về lâu dài.

Giai đoạn 2021-2023 Chính phủ cần khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, bán lẻ, logistic, du lịch, công nghiệp hỗ trợ, giáo dục, y tế, ICT để phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Tạo tiền đề hình thành các tập đồn kinh tế mạnh, tạo ra các thương hiệu lớn vươn ra cạnh tranh và kinh doanh toàn cầu.

Thứ hai, để nâng cao hiệu quả công tác chống chuyển giá, trốn thuế trong khu vực

FDI cần nghiên cứu áp dụng các giải pháp cơ bản:

Hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá. Những nội dung cụ thể cần hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá là: Cần bổ sung một điều luật về chống chuyển giá vào Luật Quản lý thuế, về lâu dài nên ban hành Luật Chống chuyển giá - đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, khơng chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế thu nhập cơng ty mà cịn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên,...; có quy định pháp lý cụ thể về các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra chống chuyển giá; và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế trong hoạt động chống chuyển giá, đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

Thu hẹp các ưu đãi thuế. Bởi chênh lệch thuế thu nhập công ty giữa các quốc gia, chênh lệch thuế suất thuế thu nhập công ty trong một quốc gia do áp dụng thuế suất ưu đãi và các ưu đãi khác như miễn, giảm thuế là tiền đề để các công ty thực hiện hành vi chuyển giá.

Nghiên cứu giao quyền điều tra cho cơ quan thuế. Trước mắt, có thể chỉ giao quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp Tổng cục. Về lâu dài, khi lực lượng công chức thuế đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đòi hỏi chức năng điều tra thì có thể mở rộng quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp tỉnh.

Thành lập bộ phận tình báo thuế ở Tổng cục Thuế. Đây chính là cơ quan có chức năng chun trách thu thập thơng tin phục vụ quản lý thuế ở cả trong nước và quốc tế. Tình

2 6

báo thuế khơng chỉ cần thiết cho hoạt động chống chuyển giá, mà cịn rất hữu ích cho cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Hồn thiện hệ thống thơng tin, dữ liệu về người nộp thuế. Có hai việc quan trọng cần làm để hồn thiện hệ thống thơng tin, dữ liệu về người nộp thuế là: Mở rộng nguồn thu thập thông tin bằng các hoạt động nghiệp vụ của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế, đặc biệt là của bộ phận tình báo thuế (nếu được thành lập); đẩy nhanh tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, đảm bảo sự kết nối và trao đổi thông tin tự động giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác như: Cơng an, kiểm sốt, địa chính, kế hoạch - đầu tư,...

Thứ ba, cần có những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa tỷ lệ đóng góp vào thu

ngân sách nhà nước của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sao cho tương xứng với tiềm lực thực tế của khu vực FDI khi mà chính phủ ta ban hành rất nhiều các chính sách ưu đãi nhằm thu hút được các dự án FDI chất lượng cao. Hiện tại, quan điểm về thu hút đầu tư nước ngồi cần thay đổi theo hướng ưu đãi thuế khơng phải là yếu tố quyết định. Và để đảm bảo được tính hiệu quả của các chính sách ưu đãi thuế thì các yêu cầu về đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, sự ổn định và minh bạch của thể chế có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo đó cải cách ưu đãi thuế nhằm tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và một số ít ngành, lĩnh vực quan trọng theo chính sách phát triển của Nhà nước trong giai đoạn sắp tới trên cơ sở thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực, chỉ tập trung khuyến khích ưu đãi thuế vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, lĩnh vực xã hội hóa, cơng nghệ, mơi trường và liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thơn; Thống nhất tồn bộ ngành, lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế được quy định tại các Luật thuế, không thực hiện theo các luật chuyên ngành.

Về chính sách ưu đãi tài chính khác cần hồn thiện chính sách ưu đãi về đất đai theo hướng rà soát lại các ưu đãi về đất đai để đảm bảo tính đồng bộ giữa pháp luật đất đai, pháp luật về đầu tư và các chính sách khác của Nhà nước. Xác định rõ đối tượng được hưởng ưu đãi về đất đai để ưu đãi của Nhà nước đến được trực tiếp với người được thụ hưởng. Việc ưu đãi phải thực chất và chỉ nên thực hiện đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường, đầu tư vào địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách.

Về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài: cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về đầu tư đồng bộ, thơng suốt về DN có vốn FDI để các cơ quan trung ương, địa phương tổng hợp, đánh giá, giám sát hiệu quả, kịp thời. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế kiểm sốt để hạn chế các DN có vốn FDI lỗ lũy

2 7

kế, lỗ mất vốn nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng để được hưởng ưu đãi thuế. Các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương tăng cường năng lực giám sát tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN FDI; công khai, minh bạch thông tin về hoạt động và tình hình tài chính của các DN FDI, để sớm phát hiện và phòng ngừa các nguy cơ gây bất ổn kinh tế - xã hội.

Thứ tư, tiếp tục rà sốt, hồn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài phù hợp với luật pháp quốc tế.

Xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao... thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Xây dựng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi cân đối, hợp lý giữa các vùng miền theo đúng định hướng, quy hoạch và yêu cầu phát triển. Trong đó, cần “Chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên các dự án có cơng nghệ cao, giá trị gia tăng cao, có mơ hình quản trị hiện đại, có chuỗi cung ứng tồn cầu, có tác động lan tỏa và kết nối chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước; phát triển cụm”.

Bổ sung các quy định chặt chẽ trong pháp luật thuế, ngoại hối, hải quan, đầu tư, khoa học công nghệ, về xây dựng cơ sở dữ liệu, cơng bố thơng tin để kiểm sốt, quản lý, ngăn chặn chuyển giá ngay từ khi thành lập và trong q trình hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Hồn thiện chính sách bảo hộ và đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư về tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, vốn đầu tư, thu nhập và lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư và chủ thể có liên quan, phù hợp với các cam kết quốc tế. Tiếp tục hồn thiện chính sách quản lý, giám sát đầu tư, chính sách an sinh xã hội, chính sách trợ cấp việc làm, trợ cấp thất nghiệp… phù hợp với những biến động mới của thị trường đầu tư nước ngồi và pháp luật Việt Nam. Thường xun rà sốt và loại bỏ các văn bản, chính sách khơng phù hợp với thực tiễn; tăng cường thanh tra, kiểm tra và có những biện pháp xử lý kịp thời đối với các đơn vị, địa phương thực hiện khơng đúng, khơng nghiêm các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là những dự án tác động đến quốc phòng, an ninh đất nước.

Cuối cùng, Việt Nam cũng cần chú trọng quan tâm đến đòi hỏi của những nhà đầu

tư về một số khía cạnh như: Tính cơng khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định.

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN môn đầu tư QUỐC tế đề tài VAI TRÒ của FDI đối với TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w