Vụ việc sản phẩm mì Hảo Hảo bị thu hồi ở các nước EU

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC tế các TRƯỜNG hợp THỰC tế về rủi RO TRONG KINH DOANH QUỐC tế (Trang 25 - 36)

Nguồn: VietnamBiz

Vào năm 2021, mì Hảo Hảo của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu bị cảnh báo và thu hồi do sử dụng chất ethylene oxide (EO) trong sản phẩm.

Cụ thể, ngày 20/08/2021, cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) thơng báo một số lơ mì ăn liền nhãn hiệu Hảo Hảo đang bị thu hồi do có chứa chất EO. Đây là chất khơng được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở thị trường EU, trong đó, Ireland là thành viên. Ba dòng sản phẩm trong danh sách thu hồi của FSAI bao gồm mì Hảo Hảo vị tơm

chua cay (loại 77g, hạn sử dụng đến 24/09/2022), miến Good vị sườn heo và mì Yato vị hải sản (loại 120g, hạn sử dụng đến 30/11/2022). Kết quả phân tích chất EO

trên Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn ni (RASFF) cho thấy hàm lượng trong mì tơm chua cay Hảo Hảo là 0,066 mg/kg.

Category 2

Alert Notification Product Batch Code Country Of Origin * Message: : 2021.65

: See table below : See table below : Viet Nam

Certain batches of instant noodle products are being recalled due to the presence of the unauthorized pesticide ethylene oxide. This pesticide is not authorized for use in food sold in the EU. Although the consumption of the contaminated product does not pose an acute risk to health, there may be health issues if there is continued consumption of ethylene oxide over a long period of time. Therefore, exposure to this substance needs to be minimized. Point - of - sale recall notices will be displayed in stores supplied with the implicated batches.

Product

Hao Hao Sour - Hot Shrimp Flavour Instant Noodle Dish

Yato Seafood Flavour Instant Noodle Dish Goods Spare Ribs Flavour Instant Noodle Dish

Bảng 4: Thơng tin các dịng sản phẩm trong danh sách thu hồi của FSAI

Nguồn FSAI.IE

Theo Chỉ thị số 91/414/EEC của EU, hàm lượng EO trong các loại thực phẩm này phải dưới 0,05 mg/kg. Như vậy, theo quy định của EU, những sản phẩm này bị cảnh báo ở mức rủi ro nghiêm trọng nên phải được thu hồi, tiêu hủy.

Ở châu Âu, EO được xem là một sản phẩm hóa chất, thuốc trừ sâu bị cấm do có nhiều thí nghiệm cho thấy khả năng gây độc ở gen, đồng thời, việc sử dụng chất này để khử trùng thực phẩm là không được phép. EO được phân loại trong nhóm 1B, tương ứng

17

về khả năng gây ung thư, gây đột biến cũng như độc tính sinh sản và ở loại 3 về độc tính cấp tính theo quy định Reg.1223/2009/EC của Hội đồng châu Âu (EC).

Acecook Việt Nam đã chủ động thông báo cho các đại lý bán hàng và tiến hành thu hồi sản phẩm tại thị trường Pháp vào cuối tháng 11 năm 2021 sau khi nhận thấy nguy cơ tương tự tại Ireland. Tuy nhiên, bất chấp động thái chủ động của doanh nghiệp, việc thu hồi đã được công bố rộng rãi cho người tiêu dùng cũng như các cơ quan chức năng theo quy định của Pháp.

Sau vụ thu hồi sản phẩm của Acecook Việt Nam tại Ireland, Bộ Công thương Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền rà sốt tất cả các sản phẩm của công ty trong nước và kiểm tra chuỗi sản xuất để phát hiện bất kỳ vi phạm nào. Vụ việc cũng khiến Bộ Thương mại, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp phải sửa đổi các tiêu chuẩn hiện hành của quốc gia liên quan đến EO trong thực phẩm.

2. Nhận dạng rủi ro

Sự việc các sản phẩm của Acecook bị thu hồi ở các nước EU liên quan đến nhiều rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài phân tích này, nhóm tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu các rủi ro chủ yếu là rủi ro hoạt động, rủi ro truyền thông và rủi ro pháp lý.

Rủi ro hoạt động

Rủi ro truyền thông Rủi ro pháp lý của các nước)

Bảng 5: Các rủi ro của vụ việc sản phẩm mì Hảo Hảo bị thu hồi ở các nước EU

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Ngồi những tổn thất cụ thể đã được nêu trên, các rủi ro về hoạt động, truyền thông và pháp lý mà cơng ty gặp phải cịn có thể dẫn đến một số tổn thất chung như sau:

- Tạo điều kiện cho những đối thủ cạnh tranh gia tăng thị phần trong thị trường thực phẩm ăn liền tại Việt Nam.

- Ảnh hưởng đến uy tín và giá trị thương hiệu của cơng ty cổ phần Acecook ở thị trường nội địa Việt Nam cũng như thị trường nước ngoài.

- Hao hụt nguồn nhân lực do những nhân viên đang làm việc tại công ty mất niềm tin và động lực làm việc.

- Giảm lợi nhuận của công ty do phải bỏ ra một số tiền lớn để xử lý các vấn đề phát sinh từ những rủi ro trên.

2.1. Rủi ro phát sinh trong việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào (R1)

Các nguyên liệu đầu vào được công ty cổ phần Acecook nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau để sản xuất ra sản phẩm mì gói. Các nguồn ngun liệu cung ứng chủ yếu đến từ các doanh nghiệp nước ngoài như nguyên liệu làm sợi mì, bún, miến được nhập khẩu trực tiếp từ Úc và Canada, các nguyên liệu khác như dầu thực vật có trong gói dầu được lấy từ Malaysia. Acecook đã có những khẳng định với truyền thơng rằng doanh nghiệp không sử dụng EO như là một nguyên liệu trong sản phẩm của mình.

Do đó, có khả năng rất lớn rằng rủi ro đã xảy ra ở khâu dùng EO để khử trùng nguyên liệu của các nhà cung ứng. Điều đó cũng có nghĩa là bên kiểm định chất lượng nguyên liệu của Acecook đã khơng hồn thành trách nhiệm cơng việc, dẫn đến chuỗi sản xuất sau cùng đưa ra sản phẩm có hàm lượng EO vượt mức cho phép.

2.2. Rủi ro phát sinh trong quy trình sản xuất (R2)

Hầu hết mọi cơng đoạn trong quy trình sản xuất của Acecook hiện nay đều được áp dụng cơng nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, tự động hóa bởi máy móc và con người chỉ đóng vai trị là người điều khiển máy móc, từ đó, hạn chế được phần nào sai sót do con người gây ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cịn có phịng thí nghiệm được xây dựng cũng như lắp đặt trang thiết bị hiện đại để đảm bảo kết quả kiểm tra ngun liệu, thành phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, trung thực, khách quan.

Tuy thế, sai sót trong quy trình sản xuất vẫn có thể xảy ra. Nó có thể do khuyết điểm trong dây chuyền sản xuất kết hợp với quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa được tiến hành nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng đầu ra. Và từ thực tế đã xảy ra cho thấy, khả năng cao trong quá trình khử trùng máy móc sản xuất, do nhiều nguyên nhân, Acecook đã có sai sót, dẫn tới hàm lượng EO trong sản phẩm vượt quá mức cho phép tại thị trường EU.

20

2.3. Rủi ro phát sinh trong q trình xử lý truyền thơng (R3)

Vụ việc càng được đẩy lên đỉnh điểm sau khi khủng hoảng truyền thông diễn ra, làm cho sự việc này đến tai người tiêu dùng trong một bối cảnh đầy tiêu cực. Cụ thể, ngày 20/08/2021 sau khi FSAI thơng báo thu hồi lơ mì Hảo Hảo thì thơng tin này đã được lan truyền khắp mọi mặt báo, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, mãi đến ngày 28/08/2021, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, ông Kajiwara Junichi mới đưa ra phản hồi và khẳng định: "Hai sản phẩm trên là sản phẩm xuất khẩu dành

riêng cho thị trường châu Âu, không phải sản phẩm nội địa. Công ty Acecook tuyệt đối tuân thủ quy định của Việt Nam, châu Âu, Nhật, Úc, New Zealand và nhiều quốc gia khác về việc không sử dụng chất này trong bất kỳ khâu nào của công nghệ bảo quản nguyên liệu, sản xuất, lưu trữ" nhưng chưa thông báo với dư luận lý do bị thu hồi lơ mì.

Chưa dừng lại ở đó, người tiêu dùng càng phẫn nộ hơn khi Acecook tuyên bố cần thêm thời gian để xác minh đầy đủ, nghiên cứu triệt để nhằm làm rõ nguyên nhân và sẽ cập nhật trên website chính thức của cơng ty khi có thơng tin thêm. Điều này cho thấy Acecook vẫn chưa biết nguồn gốc thực sự của vụ việc này là đến từ đâu. Nhìn chung, Acecook đã chậm phản hồi, giải quyết với dư luận cũng như xử lý truyền thông chưa thực sự hiệu quả.

2.4. Rủi ro phát sinh liên quan đến quy định EO có trong thực phẩm (R4)

Tại EU, quy định giới hạn dư lượng EO có trong thực phẩm rất thấp, từ 0,02 - 0,20 mg/kg. Cụ thể, mức giới hạn dư lượng EO là 0,10 mg/kg đối với chè, cacao, cà phê hạt, gia vị, các loại củ, 0,05 mg/kg với các loại hạt có dầu, 0,02 mg/kg đối với trái cây, rau, cây đường, nấm và các loại khác, 0,02 mg/kg đối với ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc động vật, 0,05 mg/kg đối với các sản phẩm trồng trọt. Các chỉ số được quy định rất thấp và gần như là khơng có trong sản phẩm.

Sau khi thực hiện kiểm tra các sản phẩm nhập khẩu của Acecook, các mẫu kiểm nghiệm đều không phát hiện EO với phép thử có giới hạn phát hiện là 0,003 mg/kg, nhưng phát hiện ra chất 2 - chloroethanol (2 - CE) với các giá trị phát hiện từ 0,62 - 5,98 mg/kg. Do quy định có tính đặc thù riêng của EU về cách tính hàm lượng của EO là giá

21

trị gộp của cả EO và 2 - CE nên sự có mặt của chất 2 - CE được EU nhận định là không phù hợp với quy định của họ.

3. Phân tích rủi ro

Mơ hình 2: Mơ hình xương cá từ rủi ro hoạt động của vụ việc sản phẩm mì Hảo Hảo bị thu hồi ở các nước EU

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

3.1. Rủi ro phát sinh trong việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào (R1)

Về mặt quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào cho thấy Acecook đang kiểm sốt khá chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa. Các nguồn nguyên liệu cung ứng để sản xuất ra gói mì chủ yếu đến từ các doanh nghiệp nước ngồi, cụ thể: nguyên liệu làm sợi mì, bún, miến, được nhập khẩu trực tiếp từ Úc và Canada, trong khi các nguyên liệu khác như dầu thực vật có trong gói dầu được nhập khẩu từ Malaysia cũng như hiện tại, chỉ có Cơng ty cổ phần Tiến Hưng thuộc doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho Acecook. Mặc khác, EO không phải là phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nhưng có thể được sử dụng với mục đích kiểm sốt cơn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm, thực phẩm khô, đặc biệt cho gia vị và các loại thảo mộc

22

như ớt bột, tiêu và quế nhằm diệt khuẩn salmonella. Do đó, EO được sử dụng trong sản phẩm, thực phẩm, tuy nhiên, không được vượt ngưỡng cho phép.

Song song với việc Acecook khẳng định khơng sử dụng EO trong sản phẩm của mình thì có khả năng những nhà cung ứng ngun liệu cho doanh nghiệp đã dùng EO để khử trùng, hun trùng sản phẩm của họ trước khi cung ứng cho Acecook dẫn đến nghi vấn Acecook sử dụng chất khử khuẩn cho nguyên liệu của mình.

3.2. Rủi ro phát sinh trong quy trình sản xuất (R2)

Tập đồn Acecook sử dụng cơng nghệ sản xuất được chuyển giao từ Nhật Bản với hệ thống máy móc hiện đại. Bên trong nhà máy là dây chuyền tự động, toàn bộ các thiết bị kỹ thuật cao được kết hợp với các cơng nghệ làm mì ăn liền tại Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn không thể loại trừ khả năng máy móc được chuyển giao đã được dùng EO để khử trùng thay vì các cơng nghệ khác.

Ngồi ra, trong q trình sản xuất mì, có thể doanh nghiệp đã sử dụng hàm lượng EO để tránh cho vi khuẩn xâm nhập, tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây không chỉ nằm ở nhà cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào mà cịn ở khâu kiểm sốt chất lượng chưa được chặt chẽ vì bộ phận quản lý chất lượng hồn tồn có thể chủ động phát hiện, đồng thời, loại bỏ thành phần EO có trong sản phẩm mì.

3.3. Rủi ro phát sinh trong q trình xử lý truyền thơng (R3)

Mơ hình 3: Mơ hình 5 - Whys từ rủi ro truyền thơng của vụ việc sản phẩm mì Hảo Hảo bị thu hồi ở các nước EU

23

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Thương hiệu mì Hảo Hảo rất nổi tiếng ở Việt Nam đã gặp phải khủng hoảng truyền thông vô cùng to lớn sau khi có tin từ FSAI thơng báo quyết định thu hồi một số sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam vì chứa chất EO, một thành phần có trong thuốc trừ sâu và là loại chất phụ gia không được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở EU.

Việc bị các phương tiện truyền thông Việt Nam đồn thổi lên quá mức cần thiết đã gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu của Acecook tại thị trường trong nước. Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng truyền thông đến từ tâm lý đám đông trên mạng xã hội và nó dễ dàng điều hướng dư luận một cách mạnh mẽ thông qua các bài đăng trên mạng xã hội. Đặc biệt, những chia sẻ của KOLs về các sự kiện đang gây tranh cãi lúc đó nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía cộng đồng mạng. Từ đó, các trang tin tức có cơ hội để loan báo sự việc theo lối đánh đồng, tạo nên cách hiểu khác, gây hoang mang cho số đông người tiêu dùng thiếu thông tin. Điều này đã cho thấy sự chậm trễ từ phía Acecook trong việc đưa ra thơng tin chính xác nhằm giải thích sự việc cũng như sự yếu kém của doanh nghiệp trong khả năng ứng phó và giải quyết vấn đề khi tiếp nhận thông tin.

3.4. Rủi ro phát sinh liên quan đến quy định EO có trong thực phẩm (R4)

Mơ hình 4: Mơ hình xương cá từ rủi ro pháp lý của vụ việc sản phẩm mì Hảo Hảo bị thu hồi

các nước EU

24

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin liên quan đến lô hàng bị thu hồi ở EU, Acecook đã bắt đầu tìm hiểu về những về nội dung cảnh báo của RASFF, các tiêu chuẩn EO do các nước EU đưa ra để tiến hành kiểm tra tồn bộ quy trình sản xuất cũng như gửi một số sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đến Eurofins để thử nghiệm. Theo đó, cơ quan này khẳng định mì ăn liền Hảo Hảo tiêu dùng trong nước khơng chứa EO nhưng có hàm lượng rất nhỏ 2 - CE (1,17 ppm). Hàm lượng 2 - CE thấp hơn so với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ (940 ppm), Canada (94 ppm) và một số quốc gia khác. Với kết quả đạt được, sản phẩm caủ Acecook đáp ứng được các yêu cầu về an toàn và chất lượng. Doanh nghiệp cho biết các sản phẩm bị thu hồi tại EU vì sự hiện diện của 2 - CE do EU có một số quy định cụ thể về việc tính tốn hàm lượng EO, là giá trị kết hợp của cả EO và 2 - CE. Vì vậy, sự hiện diện của 2 - CE đã không tuân thủ quy định.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC tế các TRƯỜNG hợp THỰC tế về rủi RO TRONG KINH DOANH QUỐC tế (Trang 25 - 36)