Chính sách của chính phủ Việt Nam “ Chiến lược tăng tốc

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU (Trang 40 - 47)

triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

3.2.1: Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

Chính phủ Việt Nam đang đặt ra mục tiêu thực hiện nhanh chóng việc chuyển đổi từ xuất khẩu theo hình thức CMT sang xuất khẩu theo hình thức FOB. Lý do chính của mục tiêu này là: Hiện nay ngành dệt may phục vụ xuất khẩu của Việt Nam chỉ thực hiện gia công một khâu trong toàn bộ công đoạn của ngành, đó là công đoạn may vốn yêu cầu tập trung nhiều lao động và đòi hỏi kỹ thuật tương đối thấp, dẫn đến kết quả giá trị gia tăng trong nước thấp. Thêm nữa, trong việc xuất khẩu theo hình thức CMT, hầu hết nguyên phụ liệu đều phải dựa vào nhập khẩu. Vì vậy, chính phủ Việt Nam mong muốn xuất khẩu theo hình thức FOB để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may và coi đây sẽ là một nguồn thu ngoại tệ mới. “ Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010” có 2 mục tiêu như sau:

- Đối với ngành dệt, lấy năm 2005 làm năm bản lề, đề ra mục tiêu kế hoạch sản xuất cho năm 2010 và phát triển ngành này bằng việc khuyến khích đầu tư.

- Nhanh chóng nâng cao tỷ lệ nội địa hoá thông qua phát triển ngành dệt, đồng thời xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam ( xuất khẩu sản phẩm theo FOB kiểu III).

3.2.2: Khả năng nhanh chóng nâng cao giá trị gia tăng dựa vào xuất khẩuhàng xuất khẩu theo điều kiện FOB loại III.

Trong chiến lược của chính phủ, một mục tiêu lớn đối với ngành may được đề ra là “ xuất khẩu theo hình thức FOB hàng may mặc do Việt Nam thiết kế mang thương hiệu Việt Nam”. Tuy nhiên việc nâng cao giá trị gia tăng trong nước của xuất khẩu hàng may mặc và việc phát triển ngành dệt lại là hai vấn đề riêng biệt. Điều quan trọng nhất để nâng cao giá trị gia tăng của hàng may mặc là xử lý những rủi ro trong quá trình sản xuất và lưu thông của ngành dệt may. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam lại không thể hiện điểm này trong chính sách của mình. Ngay tại các nước công nghiệp dệt may phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, nếu không tính đến các loại quần áo với tính năng riêng như quần áo thể thao thì việc xuất khẩu theo điều kiện FOB các thương hiệu của nước mình cũng không hề thành công. Hơn nữa ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang yếu kém trong việc phát triển một cơ chế xử lý rủi ro của sản xuất và lưu thông nên mục tiêu này là thiếu khả thi. Vậy thì ngành dệt may Việt Nam nên tập trung vào những lĩnh vực nào?

Điều tra cho thấy hiện nay ngay kể cả trong ngành có sức cạnh tranh xuất khẩu tương đói là ngành may thì khả năng sản xuất của các nhà máy may nói chung ở Việt Nam vẫn ở mức rất thấp. Theo kết quả điều tra tại nhiều nhà máy may, năng suất lao động đối với áo sơ mi trung bình là 8 chiếc/ người/ngày, tương đương từ 1/3-1/4 năng suất nhà máy may cùng loại của

Nhật Bản. Kết quả điều tra cũng cho thấy có hai nguyên nhân của hiện tượng này là (1) tỉ lệ sản phẩm phải may lại cao; (2) quản lý không phù hợp với sự cân bằng của công đoạn. Khi điều tra ý kiến của các công ty thương mại có vốn đầu tư Nhật Bản, họ thường xuyên cho rằng sự hấp dẫn của Việt Nam như một nơi xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức gia công ủy thác CMT đang giảm xuống, còn sức cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực này tăng lên. Tuy nhiên, dù đang trong tình trạng sức sản phẩm thấp do sự yếu kém trong quản lý các công đoạn may của các nhà máy may, Việt Nam vẫn đang duy trì được sức cạnh tranh của các nước trong lĩnh vực này. Điều này cho thấy, ngành may có một tiềm năng rất to lớn, có khả năng tăng cường hơn nữa sức cạnh tranh thông qua việc nâng cao năng lực sản xuất. Tóm lại, đây là ngành còn nhiều khả năng phát triển sản xuất hơn nữa nếu giải quyết được những trở ngại trong lĩnh vực quản lý sản xuất. Thêm nữa, như đã nói ở trên, các sản phẩm mà các nhà máy may của Việt Nam có thể sản xuất hiện vẫn còn khá hạn chế. Hiện tại, các nhà máy phần nhiều sản xuất những sản phẩm loại bình dân hoặc trung bình như áo sơ mi, quần lót dài cotton, áo jacket thể thao… Với nguyên liệu là vải cotton, vải pha T/C, vải pha polyester. Việt Nam hầu như không xuất khẩu hàng hóa cao cấp cho nam giới hay quần áo nữ dùng loại vải mềm mại. Nếu tập trung phát triển ngành may thông qua năng lực sản xuất thì ở bước tiếp theo có thể thực hiện đa đạng hóa mặt hàng theo từng loại, từng giai đoạn. Nói cách khác, cần ưu tiên, thúc đẩy sự tập trung cho ngành may hiện đang có khả năng cạnh tranh xuất khẩu thông qua việc giải quyết những cản trở về mặt sản xuất.

Mặt khác, để phát triển ngành dệt vốn là ngành cung cấp nguyên vật liệu cho ngành may, nên thực hiện thông qua việc tập trung phát triển ngành may. Như đã nói ở phần trước, gia công ủy thác theo hình thức CMT đối với các doanh nghiệp may Việt nam là một hình thức sản xuất, lưu thông có

nhiều điểm lợi ở chỗ các doanh nghiệp có thể nhận được các đơn đặt hàng ổn định và nâng cao được năng lực sản xuất nhờ vào việc chuyển giao kỹ thuật từ nước ngoài. Sau khi cân nhắc những lợi điểm, xuất khẩu hàng may mặc dựa vào gia công ủy thác theo hình thức CMT là hình thức sản xuất lưu thông thích hợp với Việt Nam hiện nay và việc thúc đẩy sự tập trung cho ngành may nhờ vào hình thức này là công việc quan trọng nhất trước mắt.

KẾT LUẬN

Trải qua tiến trình lịch sử hình thành và phát triển hàng nghìn năm nhất là trong 20 năm hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam luôn biết kế thừa và phát huy truyền thống để ngày càng khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Với vị thế là một ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp dệt may đã trở thành hàng xuất khẩu chủ lực, luôn chiếm những vị trí hàng đầu về kim ngạch xuất khẩu, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội bức thiết, tạo gần 2 triệu việc làm cho người lao động, góp phần đưa tên tuổi Việt Nam cùng với các sản phẩm của mình ra năm châu bốn biển trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.

Việt Nam đang gia nhập vào hệ thống thương mại tự do toàn cầu, thực hiện đầy đủ AFTA vào năm 2006 và tiến hành đàm phán để gia nhập WTO trong tương lai. Đối với ngành dệt may Việt Nam, yếu tố quyết định thành công là khả năng cạnh tranh quốc tế dựa trên lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh

của ngành dệt may Việt Nam là việc xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức gia công ủy thác CMT. Vì vậy, trước mắt ưu tiên trong chính sách của ngành dệt may phải được đặt vào việc tập trung phát triển và tăng cường sản xuất hàng may mặc xuất khẩu theo hình thức gia công ủy thác CMT. Về lâu dài, xuất khẩu trực tiếp phải trở thành phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp may Việt Nam nhưng gia công là bước đi quan trọng để tạo lập uy tín của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Thông qua gia công, các doanh nghiệp may có thể học hỏi kinh nghiệm Marketting quốc tế, tổ chức quản lý sản xuất, tiếp thu công nghệ mới, từng bước đổi mới công nghệ, tích lũy nguồn tài chính, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện xuất khẩu trực tiếp một cách có hiệu quả. Như vậy trong những năm tới, phương thức gia công vẫn phải được tiếp tục thực hiện với các doanh nghiệp may Việt Nam và thực hiện gia công xuất khẩu phải được xem như là một bước chuẩn bị cho việc chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

+Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp

+Giáo trình quản trị chức năng thương mại của doanh nghiệp công nghiệp +Chính sách công nghiệp thương mại Việt Nam trước hội nhập

+Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam

+Chính sách công nghiệp cho công cuộc đổi mới.Một số kinh nghiệm của Nhật Bản

+Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam

+Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt Việt Nam đến năm 2010 nhằm giải quyết việc làm và nâng cao kim ngạch xuất khẩu

Tổng công ty dệt may Việt Nam

+Chiến lược công nghiệp Việt Nam nhìn nhận trong quá trình gia nhập WTO 1999 ,Dean Spinanger

+Chính sách công nghiêp của Nhật

+CNH-HĐH Việt Nam và một số nước trong khu vực

+CNH-HĐH và chiến lược phát triền công nghiệp Việt Nam đén năm 2010 tầm nhìn 2020

+Tạp chí công nghiệp +Thời báo kinh tế

PH Ụ LỤC

Trang

Lời mở đầu 01

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VÀ CÁC

PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 02

1.1:Lịch sử phát triển và khái quát ngành dệt may Việt Nam hiện nay 02

1.1.1:Lịch sử phát triển của ngành dệt may Việt Nam 02

1.1.2: Khái quát về ngành dệt may Viêt Nam hiện nay. 03

1.2 Các phương thức xuất khẩu của ngành may Việt Nam 05

1.2.1 Gia công xuất khẩu (CMT) 05

1.2.2Xuất khẩu trực tiếp (FOB) 07

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC XUẤT

KHẨU CỦA NGÀNH MAY VIỆT NAM 09

2.1 Thực trạng về sức cạnh tranh ngành may Việt Nam 09

2.2 Tình hình xuất khẩu trong những năm gần đây 13

2.2.1 Xuất khẩu là đầu ra chính cho sản phẩm dệt may Việt Nam 13

2.2.2 EU-Th ị trường chiến lược quan trọng hàng đầu 14

2.2.3: Thị trường Mỹ- cơ hội mới, thách thức lớn 15

2.3 Tình hình thực hiện phương thức gia công xuất khẩu của

các doanh nghiệp may Việt Nam 17

2.3.1: Tình hình thực hiện phương thức gia công xuất khẩu

trong ngành may Việt Nam 19

2.3.2: Những nhận định khái quát về những đóng góp

và hạn chế của gia công xuất khẩu hàng may mặc 21

2.3.2.2: Những hạn chế cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả thực

hiện gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam 22

CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG

THỨC XUẤT KHẨU CHO NGÀNH MAY VIỆT NAM 25

3.1 Giải pháp cho các doanh nghiệp may nhận gia công xuất khẩu 25

3.2 Chính sách của chính phủ Việt Nam “ Chiến lược tăng tốc 28

phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010” 3.2.1: Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may 28

Việt Nam đến năm 2010 3.2.2: Khả năng nhanh chóng nâng cao giá trị gia tăng dựa vào 29

xuất khẩu hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB loại III. KẾT LUẬN 31

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w